Mùa hè - Mùa rất dễ bị ngộ độc thực phẩm
Mùa hè ở Nhật Bản có khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao là môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng mạnh của các loại vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn tả, lị, v.v. Có rất nhiều vụ ngộ độc thức ăn xảy ra do vi khuẩn ngộ độc thức ăn gây nên.
|
Nguồn: Internet
|
Ngộ độc thức ăn không chỉ xảy ra ở các hàng quán ăn uống mà còn có khả năng xảy ra tại những khu vực sinh sống tập thể.
Những thực phẩm có nguy cơ gây ô nhiễm vi khuẩn cao: thực phẩm nhiều đạm (thịt, trứng, sữa, hải sản, cá, đậu phụ, v.v), thực phẩm tươi sống bị ô nhiễm trong quá trình nuôi, trồng, thu hoạch, vận chuyển.
Bản tin Kaizen lần này sẽ hướng dẫn cho các bạn Thực tập sinh các cách để có thể phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong cuộc sống tập thể hàng ngày.
※ Khi mua đồ ăn
-
Mua đồ còn tươi sống.
-
Xem hạn sử dụng trước khi mua.
-
Không gói chung thịt và cá với nhau, không để nước của đồ ăn này chảy sang đồ ăn khác.
-
Những đồ ăn cần bảo quản lạnh hay để đông thì mua sau cùng.
-
Sau khi mua xong, không la cà mà phải về nhà ngay.
|
Nguồn: Internet
|
※ Bảo quản đồ ăn
-
Đồ ăn nào cần bảo quản lạnh, để đông thì khi mua về, cho ngay vào tủ lạnh hay tủ đông.
-
Nhiệt độ tủ lạnh để từ 10℃ trở xuống, nhiệt độ tủ đông từ -15℃ trở xuống.
-
Bảo quản thịt, cá trong túi sao cho không bị rỉ nước ra ngoài.
|
Nguồn: Internet
|
※ Chuẩn bị đồ trước khi chế biến
-
Thường xuyên thay khăn và giẻ lau sạch. Luôn lau dọn sạch bếp.
-
Trước khi nấu ăn hãy rửa sạch tay cẩn thận bằng xà bông.
-
Sau khi cầm thịt, cá tươi sống, trứng hay đi vệ sinh xong, phải rửa sạch tay bằng xà bông.
-
Không để nước thịt, cá tươi sống dính vào salad hay đồ ăn đã nấu chín.
-
Dao và thớt đã dùng để cắt đồ tươi sống phải rửa bằng nước sôi để khử trùng.
-
Đồ đông hãy cho vào ngăn lạnh, lò vi sóng để rã đông lượng cần sử dụng, không bỏ ra ngoài để rã đông.
|
Nguồn: Internet
|
※ Nấu ăn
-
Nấu thật chín đồ ăn. Nhiệt độ trung bình cũng phải 85℃ trong vòng 1 phút trở lên.
-
Giữa chừng không nấu nữa thì hãy cho đồ ăn vào tủ lạnh. Khi nào nấu tiếp thì hãy nấu thật kỹ.
-
Trường hợp sử dụng lò vi sóng, hãy để chế độ đun nóng. Nếu là đồ khó truyền nhiệt, thì thi thoảng hãy đảo lên cho nóng đều.
|
Nguồn: Internet
|
※ Ăn
-
Trước khi ăn phải rửa tay bằng xà bông.
-
Tay sạch sẽ, sử dụng đồ nấu nướng sạch sẽ, dùng bát đũa sạch sẽ.
-
Thông thường, đồ ăn nóng phải để từ 65℃ trở lên, đồ ăn lạnh để từ 10℃ trở xuống.
※ Thức ăn thừa
-
Đồ ăn thừa phải để trong đồ đựng sạch, đậy nắp lại rồi cho vào tủ lạnh.
-
Những đồ đã bảo quản trong thời gian dài không được tiếc, mà phải bỏ đi.
-
Khi hâm nóng thức ăn, cần phải thêm đủ nhiệt. Trung bình cũng phải để độ nóng tầm 85℃ trong vòng 1 phút trở lên.
Các bạn hãy áp dụng và cùng nhau thực hiện phòng tránh ngộ độc thực phẩm để trải qua những ngày hè thật khỏe mạnh nhé!
Ngày lễ của Nhật Bản
|
Nguồn: Internet
|
Trong năm 2019, cùng với việc thoái vụ của Thiên Hoàng Bình Thành, thì Thiên hoàng mới Thiên hoàng Lệnh Hòa đã đăng cơ, và Nguyên hiệu được đổi sang nguyên hiệu mới. Cùng với việc đăng cơ của Thiên hoàng mới, thì để thể hiện sự chúc phúc của toàn thể dân chúng, ngày 1/5 trở thành “Ngày đăng cơ” và ngày 22/10 là ngày “Tổ chức nghi thức đăng cơ chính thức”, và cả hai ngày này sẽ trở thành ngày nghỉ lễ tại Nhật Bản trong riêng năm 2019.
Tính cả ngày “Thiên hoàng mới đăng cơ” thì năm nay ở Nhật có tất cả 17 ngày lễ Quốc dân, trong đó có cả những ngày kỷ niệm đến những sự kiện lịch sử, danh nhân, và cả những ngày liên quan đến thiên nhiên, thời tiết.
Mỗi năm, ngoài các ngày lễ được cố định ngày tháng, thì các ngày lễ như: Lễ Thành nhân, Ngày của Biển, Ngày Kính lão, Ngày Thể thao thì sẽ được chọn vào ngày thứ hai của tuần được chỉ định, và được gọi là “Happy Monday (ngày thứ Hai hạnh phúc”). Ngoài ra, Tiết Xuân phân và Thu phân thì được xác định bởi Đài Thiên văn Quốc gia.
|
Nguồn: Internet
|
Nhật Bản có nhiều ngày lễ hơn so với Việt Nam, tìm hiểu ý nghĩa của từng ngày lễ cũng sẽ giúp ta hiểu được nhiều hơn về Nhật Bản đấy các bạn ơi!