Một trong những hoạt động ngoài trời quen thuộc của người Nhật.
Đây là nơi vui chơi mà ở đó người đến chơi chỉ cần trả một số tiền nhất định sẽ có thể vào vườn và hái trái cây để ăn thỏa thích.
“Mùa nào thức nấy”, có rất nhiều chủng loại tùy theo từng mùa, như cherry, dâu tây, đào, nho, lê, nấm, v.v...
① Kudamono-gari là gì?
→ 「Gari」trong nghĩa tiếng Nhật có nghĩa là “săn”, nhưng ở đây có nghĩa là “thu hoạch, nếm thử”.
Kudamono-gari là cơ hội rất tuyệt vời để có thể vừa trải nghiệm việc thu hoạch trái cây, vừa được vui vẻ bên gia đình, bạn bè, v.v...
② Kiểu kudamono-gari nào là đơn giản nhất?
→ Ichigo-gari (thu hoạch dâu tây), budou-gari (thu hoạch nho), hay những loại khác như cherry, cam, mận là những loại Kudamono-gari đơn giản, không cần dụng cụ. Ngoài ra, tùy từng nông viên mà sẽ cho phép mua trái cây hái được làm quà.
③ Kỳ thu hoạch trái cây
(Trước khi đi đến các khu nông viên có Kudamono-gari, hãy liên hệ trước để biết thông tin chính xác)
Niên độ mới, năm học mới của Nhật Bản được bắt đầu từ tháng 4 hàng năm.
Cứ đến tháng 4 là trên khắp phố phường, chúng ta đều dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người trẻ tuổi mặc những bộ vest mới, hay các em học sinh mặc đồng phục mới. Nhân dịp này, chúng ta hãy cùng nhau bàn đến mối quan hệ giữa Tiền bối và Hậu bối (Sempai và Kohai) của Nhật Bản nhé.
Trường học Những học sinh lớp trên sẽ là Sempai, học sinh lớp dưới là Kohai.
Giáo viên cũng vậy, người nào vào trường trước là Sempai, vào sau là Kohai.
Công ty Công ty cũng vậy. Những nhân viên làm việc tại công ty trước sẽ là Sempai, những nhân viên vào làm sau này sẽ là Kohai. (Những người vào làm việc cùng một thời điểm được gọi là “Douki (Đồng kỳ)”)
① Mối quan hệ trên dưới của Sempai-Kohai rất nghiêm khắc?
Trẻ em Nhật từ nhỏ đã được dạy rằng phải biết tôn kính và nghe theo lời của người lớn tuổi hơn mình.
Vì những người lớn tuổi hơn là những người có kinh nghiệm phong phú trong cuộc sống, từ đó họ là những người đáng để được tôn kính. Đặc biệt, trong những câu lạc bộ tại các trường phổ thông của Nhật Bản, thì mối quan hệ này vô cùng nghiêm khắc. Trong công ty cũng vậy, các nhân viên mới sẽ luôn được nhắc nhở là “Không được cãi lời của các Sempai và Cấp trên” – và đây cũng là một quy định “ngầm” bất biến trong công ty Nhật Bản.
② Tại sao lại có mối quan hệ trên dưới như vậy?
Mối quan hệ trên dưới nghiêm khắc này của Nhật Bản được bắt nguồn từ Đạo Nho của Trung Quốc.
Tư tưởng về mối quan hệ trên dưới của Đạo Nho được hình thành từ suy nghĩ「Những người trên, các bậc tiền bối là những người vừa có năng lực vừa có đạo đức, nên những bậc hậu bối hay những người còn trẻ phải biết tôn kính và nghe theo」.
③ Mối quan hệ trên dưới đã dần dần có sự thay đổi!
Hiện tại, đã có những thay đổi nhất định về quan niệm trong mối quan hệ Sempai-Kohai. Xã hội Nhật hiện tại đã hướng tới việc tôn trọng nhân cách đối phương, kết nối hai bên bằng sự quan tâm đến kohai và sự tôn kính đối với sempai (dù sự nghiêm khắc trong mối quan hệ sempai-kohai vẫn còn đọng lại rất nhiều).
Các bạn TTS thân mến, hiện tại, khi đang sống và làm việc tại Nhật Bản, các bạn đã từng băn khoăn lo lắng về mối quan hệ giữa sempai-kohai hay chưa? Có câu “Nhập gia tùy tục”, các bạn hãy luôn tôn trọng nét văn hóa về sempai-kohai của Nhật Bản nhé. Ngoài ra, hãy luôn nhớ rằng, “ngay cả trong tình thân cũng cần sự lễ nghĩa”, chúng ta hãy tôn trọng sempai, hướng dẫn kohai để có được mối quan hệ tốt đẹp nhất, nhé!!!