Chào hỏi là điều cơ bản nhất trong những điều cơ bản của Văn hóa Nhật.
Có rất nhiều cách chào hỏi khác nhau tùy theo từng trường hợp một. Trong Bản tin KAIZEN số này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa của việc chào hỏi và cách Cúi người của người Nhật nhé!!!
① Ý nghĩa của việc chào hỏi
Chào hỏi được cho là đồng nghĩa với việc chúng ta thể hiện rằng “Tôi muốn giao tiếp nhiều hơn với bạn”, hay “Bạn là người đáng để tôi giao tiếp”. Trong tiếng Nhật, từ “挨拶” (Aisatsu – chào hỏi) vốn là từ vựng có xuất xứ trong cuốn “Hỏi đáp Thiền tông”.
Theo văn hóa chào hỏi của Nhật Bản, chúng ta sẽ vừa cúi người vừa nói lời chào. “お辞儀” (Ojigi – cúi người) là hành động cúi mình trước đối phương. Từ ojigi này đã được viết với tư cách là một tập quán của người Nhật trong cuốn “Ngụy Chí Oa Nhân truyền” (tên viết tắt của Hồi 30 trong phần “Ngụy Đường” của bộ tiểu thuyết “Tam Quốc Chí”).
② Cách chào hỏi của người Nhật
-
Đặc trưng khi chào hỏi của người Nhật là không tiếp xúc cơ thể. Họ sẽ giữ một khoảng cách nhất định, vừa cất lời chào vừa cúi người chào.
-
Ở nước ngoài cũng có văn hóa cúi nhẹ người khi chào, nhưng kiểu chảo sâu đặc biệt của Nhật vẫn khiến họ cảm thấy bỡ ngỡ.
-
Động tác cúi người chào khi đang đứng thì tùy theo mức độ cúi người mà mức độ thành kính trong động tác sẽ khác nhau. Mức độ này lần lượt là 15 độ “Chào nhẹ”, 45 độ “Chào sâu”, và 90 độ “Chào sâu nhất”. Trong số đó, động tác vúi 90 độ được dùng khi cũng vái thần linh hay trong các nghi thức của đạo Phật.
-
Hãy rủ tay xuống tự nhiên, để đầu, lưng và eo thành một đường thẳng, và nhẹ nhàng gập người lại.
③ Rei-san-soku (Chào kiểu 3 hơi thở)
Reisansoku là cơ bản của một điệu chào đẹp. Hãy hít thở cho đúng, và chào thật chuẩn nào.
1. Vừa hít vào, vừa nghiêng dần người về phía trước.
2. Sau khi kết thúc động tác nghiêng người, hãy thở ra.
3. Và vừa hít vào vừa đưa người về lại vị trí cũ.
Khi áp dụng reisansoku vào trong
động tác cúi chào, thì phần lưng sẽ được giãn thẳng, tạo tư thế chào vừa đẹp vừa thành thật, dễ gây thiện cảm. Hãy cử động chậm phần thân trên, khi ngẩng người lên thì vừa quan sát động tác của đối phương, vừa điều hòa động tác của mình. Đương nhiên, không phải chỉ mỗi hình dáng động tác, mà hãy chào hỏi với cả lòng thành ý và sự biết ơn nữa nhé.
Những bạn đang sống tại Nhật, chúng ta hãy chào hỏi một cách đúng lễ nghi và thật duyên dáng nhé!!!
★Gosekku là gì?
Đây là từ dùng để chỉ “5 ngày lễ lớn trong năm” vào thời kỳ Edo, vào những ngày lễ này, người dân Nhật Bản sẽ tổ chức các nghi thức và lễ hội quan trọng.
-
7/1: ngày Jinjitsu (Nhân Nhật)
-
3/3: ngày Jouji (Thượng Tị)
-
5/5: ngày Tango (Đoan Ngọ)
-
7/7: ngày Shichiseki, hay Tanabata (Thất Tịch)
-
9/9: ngày Chouyou (Trùng Dương, hay còn gọi là Tết Trùng Cửu)
Vậy, người dân Nhật Bản sẽ làm gì trong 5 ngày lễ này?
① Ngày 7 tháng 1 – ngày Nhân Nhật
Tên gọi khác “Tiết Thất Thảo”.
Trung Quốc cổ đại cho rằng cứ mỗi đầu năm mới thì mồng 1 là ngày Dậu, mồng 2 là ngày Tuất, mồng 3 là ngày Mùi, mồng 4 là ngày Hợi, mồng 5 là ngày Sửu, mồng 6 là ngày Ngọ, mồng 7 là ngày Nhân (người) và Mồng 8 là ngày Cốc (Hạt, củ quả). Trong ngày mồng 7, để cầu nguyện cho một năm bình an, không bệnh tật, người Nhật có tập quán ăn “Thất Thảo Chúc” (cháo được nấu bằng 7 loại rau, hình bên).
② Ngày 3 tháng 3 - Thượng Tị
Tên gọi khác “Tiết Hoa Đào”.
Ngày 3/3 là ngày Tị đầu tiên của tháng 3. Vào ngày này, người Nhật cổ đại có truyền thống làm lễ trừ tà ma, ô uế ra khỏi cơ thể, đồng thời đưa những tà ma, ô uế đó vào trong những hình nhân và thả trôi ra sông ra biển. Từ sau thời kỳ Edo (từ 1603~1868), thì truyền thống này đã được gắn bó sâu sắc vào cuộc sống của người dân thường dưới tên gọi “Hina-matsuri” (Lễ hội búp bê).
③ Ngày 5 tháng 5 – Tết Đoan Ngọ
Tên gọi khác “Tiết Thủy Tiên”.
Ngày 5/5 là ngày Ngọ đầu tiên của tháng 5. Cái tên thủy tiên (trong tiếng Nhật đọc là Shoubu), gắn với hoa thủy tiên - vốn được coi là một trong những vị thuốc Nhật Bản – có cách đọc giống với chữ “Thượng Võ” (shoubu), mà ngày 5/5 được mang ý nghĩa từ “Ngày hái thuốc” thành ngày dùng để cầu nguyện cho sự trưởng thành của các bé trai Nhật Bản.
④ Ngày 7 tháng 7 – Tết Thất Tịch
Tên gọi khác “Tiết Ngưu Lang Chức Nữ” hay “Tiết Trúc”
Là ngày tết được lấy từ huyền thoại về Ngưu Lang và Chức Nữ của Trung Quốc. Truyện cổ tích Nhật Bản cũng có câu chuyện về Tanabata-tsume (Công chúa Bằng Cơ) cũng có nội dung tương tự. Cả hai câu chuyện ấy tạo nên “Tiết Thất Tịch”.
⑤ Ngày 9 tháng 9 – Tết Trùng Dương (Tết Trùng Cửu)
Tên gọi khác “Tiết Cúc”.
Cái tên Trùng Dương có nghĩa là sự lặp lại của hai số 9 – vốn được coi là “số dương lớn nhất”. Đây cũng là một phong tục được bắt nguồn từ văn hóa Trung Hoa, và vô cùng được coi trọng trong hoàng thất. Tuy nhiên, văn hóa này vẫn chưa được tiếp nhận nhiều trong cuộc sống của người dân thường.