Chào các bạn Thưc tập sinh kỹ năng
Bước vào hè với những ngày nắng nóng kéo dài, các bạn có khỏe không? Dù nắng nóng các bạn cũng hãy chú ý cố gắng ăn uống điều độ và giữ gìn sức khỏe nhé.
Mỗi ngày trôi qua các bạn có đang làm việc đúng theo mong muốn của mình không? Có câu nói thế này “Khi mình làm điều gì xuất phát từ tâm nguyện, mình luôn thấy hạnh phúc”. Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng sâu sắc, nó tạo ra nguồn năng lượng vô tận thúc đẩy cho sự công phá của mỗi cá nhân. Bản tin KAIZEN lần này xin giới thiệu đến các bạn cô Michiko Yoshii, nữ giáo sư nặng tình với Việt Nam với câu nói đầy tâm huyết trên.
Gần 20 năm gắn bó với đất nước hình chữ S, giáo sư Michiko Yoshii người Nhật xem Việt Nam như quê hương thứ hai. Bà kết hôn với người Việt, nói tiếng Việt, giúp đỡ trẻ cơ nhỡ và xây cầu tặng Việt Nam.
Một chiều mưa ở Sài Gòn, bằng nụ cười hiền, người phụ nữ này mở lòng về cuộc sống và tình yêu của đời mình. Yoshii nói được 6 thứ tiếng: Nhật, Pháp, Việt, Anh, Italy, Trung; thế nhưng bà rất kiệm lời.
Nữ giáo sư cho biết mối tình của bà với Việt Nam bén duyên từ mùa thu năm 1988, lúc đó bà là sinh viên của một trường đại học tại Paris (Pháp). "Ở trường, tôi có dịp tiếp xúc với cộng đồng người Việt sống và học tập tại đây. Lúc đó tôi học tiếng Việt cho vui song, càng học càng thấy ngôn ngữ này hay quá. Tôi đâm ra say mê lúc nào không biết", bà kể.
Có một người bạn thân là Việt kiều Pháp, cuộc sống của Yoshii dần mở ra nhiều cánh cửa tiếp xúc với văn hóa Việt Nam. Những năm đại học, bà nghe mọi người kể về Trần Văn Soi, một người đàn ông Việt đang học cao học tại Paris thường giúp trẻ em nghèo, vận động quyên tiền cho chương trình Bạn Trẻ Em Đường Phố tại TP HCM. Vào thời điểm đó, bản thân Yoshii không thể ngờ rằng, người đàn ông trong câu chuyện kỳ diệu mình từng nghe kể sau này sẽ là người bạn đời tâm đắc của bà.
Gia đình nhỏ của Michiko Yoshii
Ở tuổi ngũ tuần, tóc đã điểm bạc, Yoshii vẫn giữ được vẻ trong trẻo, hồn nhiên hiếm có. Yoshii kể, lần đầu tiên bà đến Việt Nam là năm 1988 nhưng chỉ lưu lại 3 tháng rồi rời đi. Phải đến tháng 1/1993 bà mới bắt đầu sống và làm việc lâu dài ở Việt Nam với tư cách là người đại diện cho một công ty Nhật đóng tại TP HCM.
Khi làm việc tại Việt Nam, được tăng lương, thu nhập khá, bà hỗ trợ tiền hàng tháng giúp trẻ cơ nhỡ trong chương trình Bạn trẻ em đường phố. Và đó cũng là những nốt nhạc mở đầu cho bản tình ca của họ. Năm 1994, Yoshii Michiko kết hôn cùng ông Trần Văn Soi. Ngày cưới, hai vợ chồng làm lễ ở nhà thờ, Michiko mặc áo đầm trắng. Tuy nhiên trong bữa tiệc gặp gỡ bạn bè, cô gái Nhật xuất hiện trong trang phục truyền thống áo dài như bao cô dâu Việt về nhà chồng.
Từ năm 1994, tức ngay khi lập gia đình, bà bắt đầu giúp công việc đối ngoại, quảng cáo, liên hệ cho Chương Trình Bạn Trẻ Em Đường Phố tại Nhật. Từ năm 1998-2000 nhiều người Nhật, đặc biệt là phụ nữ đã hưởng ứng lời kêu gọi của bà nên bắt đầu tích cực quyên tiền giúp trẻ em Việt Nam.
Michiko cũng nặng tình với nông thôn Việt Nam. Bà cùng chồng nhiều năm nay đã làm đại diện của nhóm VK (Việt kiều) tại Nhật. Trong số hơn 120 cây cầu khỉ ở nông thôn do VK xây tặng Việt Nam, bà cùng chồng và cộng đồng người Nhật đã quyên góp xây được 11 cây cầu bê tông.
Khi được hỏi vì sao lại giúp trẻ em, quyên tiền xây cầu cho Việt Nam, bà giải thích: "Làm như vậy vui lắm. Giúp cho người ta vui mình cũng được vui lây. Hơn nữa, đây là sự tự nguyện, khi mình làm điều gì xuất phát từ tâm nguyện, mình luôn thấy hạnh phúc".
Trích từ nguồn tin Vnexpress 9/3/2011
Ngộ độc thức ăn bất kể mùa nào cũng có khả năng xảy ra. Tuy nhiên vào mùa hè nóng ẩm thì vi khuẩn dễ sinh sôi phát triển nên khả năng xảy ra ngộ độc thức ăn tăng lên. Theo định kỳ bắt đầu tăng lên từ mùa mưa tsuyu và nhiều nhất là vào tháng 8. Ngộ độc thức ăn có các triệu chứng bên ngoài biểu hiện ra chủ yếu ở cơ quan tiêu hóa như đau bụng, thổ tả, tiêu chảy, phát sốt, mất sức, trường hợp nặng có trường hợp dẫn đến tử vong. Môi trường xung quanh luôn ẩn chứa nhiều nguy cơ xảy ra ngộ độc thức ăn, vì vậy mùa hè này các bạn hãy cùng nhau phòng ngừa ngộ độc thức ăn cẩn thận nhé!
☆3 nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thức ăn
Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thức ăn 90% là từ sinh vật nhỏ như vi khuẩn, virus. Hãy làm theo 3 nguyên tắc “Không chạm vào vi khuẩn”, “Không làm tăng lượng vi khuẩn”, “Thực hiện liên tục” để bảo vệ mình khỏi ngộ độc thức ăn như dưới đây:
-
Không để tiếp xúc với vi khuẩn
-
Thường xuyên rửa tay. Hãy rửa tay trước khi nấu ăn, sau khi chạm tay vào thịt cá trứng, đặc biệt chú ý sau khi đi bên ngoài về hay đi vệ sinh xong.
-
Để phòng chống lây nhiễm vi khuẩn qua đũa hãy chia thành đũa nướng thịt riêng và đũa ăn riêng.
-
Hãy rửa kỹ đồ dùng nấu ăn như dao, thớt. (Đặc biệt chú ý rửa kỹ sau khi sử dụng với thịt,cá)
-
Rửa kỹ các loại rau, cá
-
Không để tăng lượng vi khuẩn
-
Hãy ăn nhanh những thức ăn đã nấu
-
Tránh không để thức ăn lâu trong phòng có nhiệt độ bình thường
-
Không nhồi nhét tủ lạnh, giảm đóng mở tủ lạnh
-
Không rã đông thức ăn đông lạnh ở phòng có nhiệt độ bình thường.
Chú ý : Hãy cất giữ trứng vào tủ lạnh.
-
Tiêu diệt vi khuẩn triệt để
-
Hãy nấu chín kỹ thức ăn
-
Khi hâm lại đồ ăn cũ hãy hâm thật kỹ
-
Hãy khử độc định kỳ tủ lạnh, đồ dùng nấu ăn và luôn để cho khô ráo