Các bạn TTS thân mến,
Các bạn có thích những lễ hội hoa đăng được tổ chức vào mùa đông tại Nhật không? Ở Nhật, cứ đến kỳ Giáng sinh thì hầu như ở đâu ta cũng có thể bắt gặp những góc hoa đăng nho nhỏ. Và thực tế là hoa đăng tại Nhật cũng có rất nhiều kiểu khác nhau.
Bản tin KAIZEN tháng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lễ hội hoa đăng ở Nhật nhé.
Lễ hội hoa đăng tương truyền được bắt đầu tại Đức vào khoảng thế kỷ thứ 16. Vào thời gian đó, có một vị học giả khi nhìn thấy bầu trời sao rất đẹp, thì cũng chợt nghĩ rằng mình có thể làm ra những khung cảnh tương tự trên mặt đất, và ông sử dụng nến để trang trí cái cây ở gần nhà.
Hoa đăng ở Nhật là một màn trình diễn ánh sáng, bao gồm ánh sáng của bóng đèn, đèn huỳnh quang, dây huỳnh quang phát ra những ánh sáng xanh lơ nhè nhẹ, rồi từ đó tạo hình thành những bảng hiệu, phong cảnh, hay hình dạng người/động vật, tạo nên một khung cảnh phát sáng trong đêm tối.
Những địa điểm hoa đăng nổi tiếng của Nhật Bản
Light Kingdom - Nagasaki |
Jewellumination - Tokyo |
|
|
Kobe Luminarie - Hyogo |
Marunouchi Illumination - Tokyo |
|
|
Khi ngắm nhìn những tác phẩm hoa đăng lấp lánh, chúng ta cũng cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản và hứng khởi hơn. Những lễ hội hoa đăng như vậy có rất nhiều hiệu quả mà chúng ta thường không nghĩ tới. Đặc biệt là nó là một nơi rất tuyệt vời đối với các đôi tình nhân. Vậy cụ thể, người ta cho rằng Lễ hội hoa đăng có những tác dụng như thế nào?
① Hiệu quả cầu treo
Hiệu quả cầu treo được giải thích về mặt tâm lý học là: khi hai người cùng nhau đi qua một chiếc cầu treo, thì thường cảm thấy tim đập thình thịch, tất nhiên, lý do dẫn đến việc tim đập nhanh này là vì cảm giác sợ hãi, nhưng trong bối cảnh thơ mộng đó thì dễ khiến người ta hiểu lầm là tim đập vì “có cảm giác với đối phương”. Cũng như thế, khi cùng ngắm lễ hội hoa đăng, vì cảm động trước cảnh đẹp trước mắt, mà con người ta dễ bị xao xuyến, dễ phát sinh ra những tình cảm “tim đập thình thịch” với người bên cạnh.
② Cảm giác được giải phóng khỏi những cảm xúc u ám
Nhà tâm lý học Gergen cho rằng trong khung cảnh nhá nhem tối, không nhìn rõ được đối phương thì con người cũng dễ thể hiện bản chất thật của mình hơn, ít cảnh giác và dễ nói ra những điều mình thực sự suy nghĩ hơn.
③ Hiệu quả biểu diễn trong không gian giao thoa giữa ánh sáng và âm nhạc
Trong khung cảnh Lễ hội hoa đăng, thì thị giác được thỏa mãn bởi cái đẹp và thính giác được thỏa mãn bởi những bản nhạc nhẹ nhàng sâu lắng.
Chính vì lẽ đó, nên cho dù xung quanh có đông đúc như thế nào đi chăng nữa, thì vẫn dễ khiến con người ta nhầm tưởng rằng “chỉ có đôi ta”.
Với hiệu quả đó thì dễ làm con người cảm thấy say đắm hơn.
Mùa đông ở Nhật rất lạnh, lạnh đến nối nhiều người có suy nghĩ là chỉ muốn chui vào bên trong kotatsu mà trải qua hết cả mùa đông mà thôi.
Những lúc quây quần bên kotatsu, thì người Nhật thường có thói quen cùng nhau ăn quýt.
Quýt là loại quả không lấy gì làm đặc biệt, nhưng quýt ở Nhật thì rất ngọt, thơm và ngon miệng.
Khi ăn một món gì đó với những người mà mình yêu thương, thì bao giờ cũng muốn tận hưởng những món ăn đó một cách vui vẻ, các bạn nhỉ?
Một trong những cách tận hưởng đó là hãy làm cho mọi người cảm thấy ngạc nhiên, sửng sốt. Và đối với món quýt, thì cách bóc vỏ cũng sẽ có thể giúp bạn làm được điều đó.
Chỉ bóc vỏ một cách bình thường thì thật chán, nên Bản tin KAIZEN số này sẽ giới thiệu đến các bạn một vài cách bóc vỏ thật đáng yêu nhé. Các bạn cũng thử làm thử xem sao!!!
Chú voi con |
Người bưng quýt |
|
|
Hoa |
Chú sâu khoai |
|
|
Xin được giới thiệu tới các bạn cách bóc vỏ quýt hình Chú voi con.
1. Hãy chuẩn bị 2 quả cam.
2. Dùng bút bi vẽ những đường tương tự như sau lên hai quả cam
3. Một quả sẽ trở thành đầu chú voi, quả này ta sẽ dùng tăm để tạo hình tai và mũi, dùng bút mực đen để vẽ mắt. Quả còn lại thì dùng để tạo hình tay và chân. Cố gắng đừng làm rách nhé!
Hình ảnh: Internet