Các bạn đã từng đến chùa tại Nhật chưa?
Lúc vào chùa, các bạn có để ý đến hai bức tượng Thần Bảo hộ hay không? Trong Bản tin KAIZEN tháng này, chúng ta hãy cùng xem giới thiệu về tượng Thần Bảo hộ này nhé!
① Thần Bảo hộ là gì?
Thần Bảo hộ là một trong những vị thiện thần hộ pháp trong Phật giáo, còn được gọi bằng cái tên là Kim Cang Lực Sỹ. Hai vị thần này tay cầm Kim Cương Chùy, gương mặt giận dữ, nhằm làm kinh sợ và đánh đuổi những kẻ thù của thần phật. Tượng thần mở miệng được gọi là A-gyo, tượng thần bặm miệng được gọi là Un-gyo, và thường được đặt ở ngoài cổng chính của các ngôi chùa tại Nhật. Ngoài cái tên Kim Cang Lực Sỹ, tượng này còn được gọi bằng tên là Nhị Vương Thần, hay Nhân Vương Thần.
② Thần Bảo hộ là như thế nào?
Chúng ta rất dễ dàng quan sát được hai bức tượng này được dựng hai bên cổng vào các chùa chiền Nhật Bản. Tượng thường được điêu khắc là để trần nửa thân trên, một bức thì há miệng thể hiện sự giận dữ ra mặt, còn một bức tượng thì ngậm miệng thể hiện sự giận dữ ẩn sâu trong lòng.
Thường thì khi đứng đối diện với tượng, tượng bên phải là tượng A-gyo, tượng bên trái là tượng Un-gyo. Hai cái tên này được bắt nguồn từ chữ A-un trong câu thành ngữ “Aun no kokyu” (hơi thở a-un), thể hiện sự ăn í của một nhóm nhiều hơn 2 người.
|
Tượng A-gyo
|
Ngoài ra, “A” còn có ý nghĩa là “sự bắt đầu”, còn “un” (ん) có ý nghĩa là “sự kết thúc”. Vậy nên hai bức tượng A-Un cũng có nghĩa của sự “bắt đầu” và “kết thúc” như vậy.
|
Tượng Un-gyo
|
Tượng Nhị Vương (hay tượng Kim Cang Lực Sĩ) về nguyên tắc là một đôi, gồm 2 bức tượng A-Un, nhưng cũng có nơi chỉ để 1 bức tượng thôi. Trong trường hợp đó, bức tượng đó sẽ được gọi là “Chấp Kim Cang Thần”.
Nhìn bề ngoài thì có vẻ rất hung dữ và đáng sợ, nhưng tượng Kim Cang Lực Sĩ (tượng Nhị Vương) vừa là Thần Bảo hộ trong chùa, vừa thể hiện sự ăn ý trong hợp tác (thông qua câu a-un no kokyu), vừa thể hiện ý nghĩa sâu xa trong sự bắt đầu và kết thúc. Đúng là hai bức tượng đầy thú vị phải không các bạn.
Khi có cơ hội, các bạn hãy đi ngắm thử các bức tượng thú vị như vậy nhé!!!
Đã vào thu rồi. Từ sau đợt này, tiết trời sẽ ngày càng lạnh khiến con người ta trở nên thích thú với onsen (suối nước nóng) hơn bao giờ hết.
Ở Nhật, có nhiều loại suối nước nóng khác nhau, và mỗi một loại suối nước nóng lại có những hiệu quả khác nhau. Nhưng về chung quy, thì tất cả các suối nước nóng tại Nhật đều rất tốt cho sức khỏe và nhan sắc. Để chúng ta – những người nước ngoài – có thể tận hưởng được tối đa suối nước nóng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu 5 loại suối nước nóng phổ biến nhất tại Nhật nhé.
① Suối nước nóng đơn giản
Cơ bản
- Là loại suối nước nóng mà trong 1kg nước có chứa dưới 1,000mg các khoáng chất hòa tan.
Hiệu quả
- Ít kích ứng da và làm cho da trở nên mềm mại. Đặc điểm lớn nhất của loại onsen này là làm cho làn da trở nên mịn màng hơn bao giờ hết.
Thích hợp cho các triệu chứng
- Mất ngủ, trầm cảm, thần kinh thiếu ổn định.
② Suối muối khoáng
Cơ bản
- Trong 1kg nước nóng thì có chứa trên 1,000mg chất khoáng hòa tan và các thành phần ion âm trong nước là thành phần ion muối.
Hiệu quả
- Khi ngâm mình trong nước, thì muối trong nước sẽ thẩm thấu vào da, ngăn việc thoát mồ hôi của da, khiến cơ thể ấm lên, và khiến cho nước khó bị nguội.
Thích hợp cho các triệu chứng
- Vết thương hở, bị lạnh, bị trầm cảm, bị khô da.
③ Suối nước nóng gas
Cơ bản
- Trong 1kg nước nóng thì có chứa trên 1,000mg chất khoáng hòa tan và các thành phần ion âm trong nước là thành phần ion gas.
Hiệu quả
- Chất gas trong nước sẽ giúp loại bỏ những chất bẩn trên da, và sau khi ngâm mình trong suối nước nóng xong thì da sẽ vô cùng sạch sẽ và mịn màng. Và loại nước nóng này được gọi là “suối nước nóng của một làn da đẹp”.
Thích hợp cho các triệu chứng
- Vết thương hở, bị lạnh, bị khô da.
④ Suối nước nóng muối lưu huỳnh
Cơ bản
- Trong 1kg nước nóng thì có chứa trên 1,000mg chất khoáng hòa tan và các thành phần ion âm trong nước là thành phần ion lưu huỳnh.
Hiệu quả
- Được cho là có tác dụng làm giảm huyết áp, cái thiện tình trạng đột quỵ, xơ cứng động mạch.
Thích hợp cho các triệu chứng
- Vết thương hở, bị lạnh, bị khô da, cao huyết áp.
⑤ Suối nước nóng oxi
Cơ bản
- Trong 1kg nước nóng thì có chứa trên 1,000mg oxi hòa tan.
Hiệu quả
- Trong số các loại suối nước nóng có tác dụng chữa bệnh, thì đây là loại suối nước nóng đặc biệt tốt trong việc cải thiện lưu thông tuần hoàn kinh mạch. Ngoài ra, nếu uống nước trong suối nước nóng này thì có thể thúc đẩy việc phân bố dịch dạ dày, giúp tiêu hóa tốt hơn, hỗ trợ thêm cho vấn đề hô hấp. Đồng thời bằng việc tăng tốc độ lưu thông máu tại khu vực dạ dày, thì sẽ hỗ trợ giúp người bệnh thèm ăn, kích thích ăn uống trao đổi chất.
Thích hợp cho các triệu chứng
- Vết thương hở, tuần hoàn kém, bị lạnh, bất ổn tinh thần, suy yếu chức năng ăn uống.
Những điều cần chú ý khi đi suối nước nóng
-
Hãy uống nước trước khi vào tắm.
-
Chỉ ngâm nửa người dưới (nếu ngâm với mực nước ngang cổ, thì có thể làm ảnh hưởng đến tim).
-
Hãy ngâm người vào trong nước hơi nguội trước (nhiệt độ tối đa là 42 độ).
-
Duỗi thẳng tay chân, và khiến cho cơ thể nổi bồng bềnh trong nước.
-
Chỉ ngâm suối nước nóng tối đa 3 lần/ngày. (Nếu ngâm 5 lần/ngày thì khả năng xảy ra nguy hiểm sẽ rất cao).
-
Hãy nghỉ ngơi sau khi ngâm người. (ít nhất là 30p)
Suối nước nóng đúng là một trong những nét văn hóa mà chỉ có riêng ở Nhật Bản. Sẽ rất thú vị nếu được trải nghiệm một lần, đúng không các bạn!