Một trong những bí quyết sống lâu của người Nhật: Trà.
Trong Bản tin Kaizen số này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Trà của Nhật và các quốc gia trên thế giới nhé.
Các chủng loại trà
Trà được chia làm 3 loại cơ bản tùy theo cách lá trà được xử lý sau khi hái như thế nào, gồm:
① Trà không lên men: sau khi hái đọt trà, sẽ dùng khí nóng để sao trà, ngăn chặn quá trình lên men.
Loại trà không lên men nổi tiếng: lục trà, trà lúa mạch, trà lúa mì.
② Trà bán lên men: sau khi hái đọt trà, sẽ để cho lá trà lên men trong một thời gian nhất định rồi dùng nhiệt sao trà để làm ngừng quá trình lên men này.
Loại trà bán lên men nổi tiếng: Hồng trà.
③ Trà lên men: sau khi hái đọt trà, sau khi để trà lên men hết rồi mới gia công.
Loại trà lên men nổi tiếng: Trà Ô Long.
Trà tại Nhật hầu hết là “trà xanh”
Loại trà được sản xuất tại Nhật hầu hết là Lục trà.
Cách thức sản xuất cũng hầu hết là hấp lá trá. Tuy nhiên, ở vùng Kyushu thì cũng có những khu vực sao lá trà bằng lửa trên nồi đất.
Xin được giới thiệu với các bạn những loại trà tiêu biểu nhất của Nhật Bản.
Source: japan.busytrade.com
Sencha (trà xanh)
|
Source: tabizine.jp
Matcha (trà bột)
|
Source: www.live-science.co.jp
Genmaicha (trà gạo)
|
Source: hamasaen
Hojicha (trà nâu)
|
Trà trên thế giới
Ngoài Nhật Bản, văn hóa trà còn có ở rất nhiều các quốc gia khác nữa.
① Trung Quốc:
Tại Trung Quốc, đất nước được coi là cái nôi của văn hóa Trà, chứa đựng rất nhiều các nét văn hóa đặc trưng về trà tùy theo mùa và vùng trên khắp cả nước, thì tồn tại đến hàng trăm các loại trà khác nhau. Cách phân loại trà cũng đa dạng, trong đó chủ yếu là phân loại thông qua màu sắc, hình dáng, mùi hương trà, v.v... Nếu phân loại về độ lên men, thì có 6 loại chính sau đây:
|
Lục trà (trà không lên men)
Đây là loại trà được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất.
- trà Long Tỉnh, trà Bích Loa Xuân
|
|
Thanh trà (trà bán lên men)
Phần đã lên men và chưa lên men được trộn lẫn vào nhau, tạo ra màu xanh.
- trà Đại Hồng Bào, trà Thiết Quan Âm
|
|
Bạch trà (trà lên men nhẹ)
Lá trà được hái từ khi những sợi lông măng trên mầm trà vẫn chưa rụng hết, sau đó để lên men nhẹ và phơi khô.
- trà Ngân Châm Bạch Hào, trà Bạch Mẫu Đơn白牡丹
|
|
Hồng trà (trà lên men)
Là loại trà được sản xuất riêng tại Trung Quốc do sự ảnh hưởng của văn hóa trà Anh Quốc.
- trà Kỳ Môn
|
|
Hoàng trà (trà lên men nhẹ)
Là trà mà trong quá trình chế tạo trà thô, sẽ để cho lá trà được lên men nhẹ.
- trà Quân Sơn Ngân Châm, trà Mông Đính Hoàng Nha
|
|
Hắc trà (trà lên men)
Thêm những vi sinh vật vào những lá trà đã qua xử lý để thúc đẩy quá trình lên men.
- trà Phổ Nhị, trà Lục Bảo
|
② Anh Quốc:
Nước Anh là trung tâm của văn hóa Hồng trà trên thế giới. Hồng trà có sự quan hệ mật thiết với văn hóa nước này, đi sâu vào từng ngóc ngách của cuộc sống người dân nơi đây.
Một trong những nguyên nhân khiến cho Hồng trà trở nên thân thiết với người dân nước Anh chính là cuộc hôn nhân của Vua Charles II với Công chúa Catherine nước Bồ Đào Nha. Vào thời đó, Bồ Đào Nha tiến xa hơn Anh Quốc trong kỹ thuật làm gốm, và đã tạo ra được rất nhiều những tách trà xinh đẹp. Trong của hồi môn của Công chúa Catherine có những bộ ấm trà vô cùng tinh xảo, Công chúa cũng thường dùng chúng để uống trà và đã được nhiều thành viên trong Hoàng thất và Quý tộc Anh Quốc hâm mộ. Từ đó, văn hóa sử dụng những chiếc tách xinh đẹp để uống trà và trò chuyện đã trở thành một nét văn hóa truyền thống của Anh.
Các bạn TTS thân mến,
Nhật Bản đã vào đông rồi. Từ cuối tháng 11 trở đi, nhiệt độ sẽ đột ngột hạ xuống, và sau đó sẽ càng ngày càng lạnh hơn.
Tuy nhiên, nếu chỉ mặc thật nhiều quần áo thôi thì cơ thể sẽ phải chịu nhiều sức nặng, đồng thời, vì không mặc đúng cách, nên ngược lại, cơ thể sẽ bị lạnh, dẫn đến bị cảm sốt.
Trong Bản tin Kaizen, hãy cùng tìm hiểu về “Trang phục giữ ấm mùa đông” nhé!!!
① Đầu tiên, HÃY GIỮ ẤM CHO ĐÔI CHÂN
Vì khoảng 70% máu trong cơ thể được dồn vào phần thân dưới, nên nếu đôi chân bị lạnh, thì lượng máu lưu thông trong cơ thể cũng sẽ theo đó mà giảm sút. Kết quả, sẽ làm cho cơ thể chúng ta dễ mắc những bệnh hầu như không liên quan đến phần chân như bị cứng vai, động kinh, hen suyễn.
Đừng để lạnh phần bắp chân
Nếu làm ấm được phần bắp chân, thì những cơ bắp ở phần này sẽ như một máy bơm, bơm máu từ phần thân dưới lên tim, và khiến cho việc tuần hoàn khắp cơ thể được thông suốt.
Hãy giữ ấm bàn chân
Hãy sử dụng tất 5 ngón để dễ hút mồ hôi tiết ra ở chân, giữ cho bàn chân luôn ấm áp.
② Tiếp theo, HÃY GIỮ ẤM CHO PHẦN BỤNG
Hãy giữ cho vùng quanh rốn được ấm áp
Rốn là bộ phận gần với nội tạng nhất trong cơ thể con người. Việc phần quanh rốn bị lạnh sẽ khiến cho công năng của ruột giảm sút, dẫn đến táo bón, tiêu chảy...
Tuyệt đối không được làm cho bụng bị lạnh!!!
Nếu để cho bụng bị lạnh, thì sẽ dễ mắc các bệnh phụ khoa như kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, vô sinh, mãn kinh sớm, v.v... Hãy dùng haramaki (tấm quấn bụng) để giữ cho bụng được ấm áp.
③ Cuối cùng, HÃY GIỮ ẤM CHO PHẦN CỔ
Phần quanh cổ rất nhạy cảm với cái lạnh!
Phần quanh cổ là khu vực nhạy cảm với thời tiết nhất trong cơ thể. Nếu cổ bị lạnh, thì việc lưu thông máu ở tay chân sẽ khó khăn. Ngược lại, nếu giữ ấm cổ bằng khăn quàng, thì cho dù tay chân có tiếp xúc với không khí lạnh đi chăng nữa, cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc lưu thông máu trong cơ thể.
Hãy dùng khăn quàng cổ để giữ ấm
Hãy dùng khăn quàng cổ để giữ cho những khí lạnh bên ngoài không xâm nhập vào cơ thể, và giữ cho cơ thể luôn được khỏe mạnh.
④ HÃY MẶC HADAGI (đồ lót dài)
Có rất nhiều người cố gắng mặc thật nhiều quần áo trong mùa đông, nhưng thực tế, nếu bạn mặc một lớp quần áo mỏng bó sát cơ thể, rồi mới mặc những trang phục hỗ trợ như heat-tech, áo len, v.v.. thì hiệu quả giữ ấm sẽ cao lên gấp bội.
Có rất nhiều những trang phục mỏng mặc lót bên trong tại các cửa hàng tất, quần áo lót tại Nhật – Hãy sử dụng nhé!!!
Hãy đón một mùa đông thật ấm áp trong năm nay nhé ~♪