Các độc giả Bản tin Kaizen thân mến, Chúc mừng năm mới!!!
Tết dương lịch năm nay của các bạn thế nào rồi? Mùa đông tại Nhật Bản năm nay khá ấm áp, nên Ban Biên tập cũng xin được chúc các bạn sẽ có được một dịp nghỉ Đầu năm thật vui vẻ và hào hứng!!!
Cùng với đó, các bạn có biết rằng người Nhật có thói quen ăn mochi vào dịp đầu năm không? Mochi được xem như là một món ăn không thể thiếu trong cuộc sống của người Nhật Bản. Trong Bản tin Kaizen lần này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về văn hóa mochi của Nhật Bản nhé.
① Mochi – món ăn không thể thiếu trong ngày Tết
Truyền thống ăn mochi vào ngày Tết được bắt đầu từ phong tục tổ chức nghi thức cầu mong sự kiện khang và trường thọ Hagatame-no-Gi (nghi thức làm chắc răng) vào đầu năm của Hoàng gia Nhật Bản thời kỳ Heian.
Mochi được xem là món ăn thần thánh dùng để dâng cho thần linh vào các dịp lễ tết. Mochi rất dai, có thể kéo rất dài mà không đứt, nên cũng được xem như là một hình ảnh của sự trường thọ.
Ngoài ra, người Nhật cũng cầu nguyện rằng bằng việc ăn những thứ đã cúng lên cho thần linh rồi, thì họ sẽ có được một năm bình an vô sự.
② Người Nhật ăn mochi vào những dịp như thế này
“Bữa ăn đầu tiên” và “Ngày thôi nôi”
Người Nhật sẽ tổ chức lễ “Okui-hajime” (bữa ăn đầu tiên) vào ngày thứ 100 của em bé sau khi sinh, để chúc cho bé được trưởng thành một cách khỏe mạnh, đồng thời chúc cho bé sẽ luôn được đầy đủ ấm no. Ở nhiều địa phương, người ta sẽ đặt vào miệng em bé một miếng mochi để chúc phước lành cho bé.
Ngoài ra, trong ngày thôi nôi, người Nhật có truyền thống để em bé đeo một nải isshou-mochi (nặng khoảng 2kg) trên lưng. Theo truyền thống thì em bé khóc càng lớn thì sẽ càng lớn lên khỏe mạnh và cường tráng.
Sau đó, người Nhật sẽ dùng nhiều loại mochi để chúc mừng cho từng sự kiện lớn trong năm, như mochi bột lúa mạch cho Hina-matsuri (Lễ hội búp bê), Kashiwa-mochi (mochi có nhân đậu đỏ) vào Lễ tết Đoan ngọ, v.v...
“Lễ khởi công” (Muneage Shiki)
Vào lễ khởi công của các tòa nhà, thì trong nghi thức cúng thần phần nhằm thể hiện sự biết ơn, đồng thời mong thần phật phù hộ cho việc xây dựng được nhanh chóng, người Nhật có truyền thống sẽ “ném” mochi, bánh kẹo hay tiền cắc cho hàng xóm.
“Doyō-no ushi-no-hi”
Doyou là khoảng thời gian 18 ngày trước những ngày Lập xuân (khoảng ngày 4/2), Lập hạ (khoảng ngày 5/5), Lập thu (khoảng ngày 7/8), Lập đông (khoảng ngày 7/11). Cùng với đó, “Doyo của mùa đông” sẽ được bắt đầu vào khoảng ngày 17/1, tương tự, “Doyo của mùa xuân” là khoảng ngày 17/4, “Doyo của mùa hạ” là khoảng ngày 20/7, và “Doyo của mùa thu” là khoảng 20/10. Hiện tại, người Nhật hay dùng chữ Doyo để thể hiện “Doyo của mùa hạ”.
Vào ngày này, để có thể tránh việc bị cảm nắng hay giúp phục hồi sau bệnh tật, thì người Nhật có thói quen ăn thịt lươn hoặc ăn mochi bọc nhân đậu đỏ ngọt, được gọi là “ankoro-mochi”. Món mochi này còn được gọi là “doyou-mochi”, giúp cơ thể có thêm năng lượng để vượt qua được cái nóng của mùa hè.
Món mochi thật là thú vị, phải không các bạn? Đây cũng là một món ăn tốt cho sức khỏe, nên đôi khi cũng hãy chế biến vài món ăn với mochi, để có thể bổ sung thêm cho bữa ăn của mình nữa nhé!!
Che ô và ra ngoài vào ngày mưa cũng là một điều thú vị phải không các bạn?
Trong Bản tin Kaizen lần này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua về lịch sử của những chiếc ô mà mình vẫn thường dùng hàng ngày, đồng thời cùng xem xem Ô Nhật ưu nhã ta thường bắt gặp với những bộ kimono tuyệt đẹp có những nét đặc biệt như thế nào nhé.
① Lịch sử của những chiếc ô
Người ta cho rằng những chiếc ô đã xuất hiện trên thế giới từ 4.000 năm trước. Những chiếc ô lúc đó không phải là để che mưa, mà là để cho các phu nhân quý tộc, hay các vị tăng lữ dùng để che nắng khi đi ra ngoài.
Ô được trở nên phổ biến từ Thời đại Hi Lạp. Các chiếc ô lúc đó đều không thể gấp vào được. Đến thế kỷ 13, lần đầu tiên người ta sử dụng khung gỗ hoặc xương cá voi để làm những chiếc ô gấp lại được.
Ngày nay, những chiếc ô không chỉ dùng để che nắng che mưa, mà còn là một vật trang sức vô cùng thời trang của nữ giới.
② Lịch sử của Ô Nhật (Wagasa)
-
Thời đại Asuka (từ 592~710 sau Công nguyên): những chiếc ô đã du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc.
-
Thời đại Heian (từ 794~1192 sau Công nguyên): cùng với sự phát triển của kỹ thuật làm giấy Nhật và gia công tre tốt, đã bắt đầu đã sản xuất được những chiếc ô cao cấp vô cùng đẹp đẽ.
-
Thời đại Muromachi (từ 1336~1573 sau Công nguyên):
Từ thời đại Edo (từ 1603~1868), những chiếc ô Nhật đã trở nên phổ biến. Vào thời đó, những chiếc ô là vật thường dùng của các bác sỹ hay tăng lữ, đồng thời được sử dụng làm các dụng cụ sân khấu Kabuki hoặc múa, ngoài ra, những vị kiếm khách bị thất nghiệp trong thời kỳ này thường nhận làm ô Nhật tại nhà.
Vào thời kỳ Minh Trị (từ 1868~1912), những chiếc ô phương Tây đã được phổ biến một cách nhanh chóng, người sử dụng ô Nhật hầu như rất hiếm có. Hiện tại, việc sử dụng ô Nhật chỉ dừng lại ở mức độ đạo cụ trên các sân khấu Kabuki truyền thống, hoặc sử dụng làm ô che ngoài trời cho các cửa hàng bánh kẹo, các lữ quán truyền thống Nhật.
③ Các loại ô Nhật
Ban-gasa (Ô đánh số)
Đây là loại ô thông thường nhất trong các loại ô Nhật, thường được chế tạo rất đơn giản và chắc chắn, và được sử dụng bởi nam giới. Các nghệ nhân làm ô Nhật sẽ tận dụng những ưu điểm của tre tươi để làm ra những chiếc ô bangasa đơn giản này.
Hebi-no-me-gasa (Ô mắt rắn)
Đây là loại ô được trang trí bằng những hoa văn thêu, hình dáng mảnh khảnh tinh tế, được coi là loại ô điển hình nhất trong các loại ô Nhật. Chiếc ô mắt rắn cơ bản nhất là chiếc ô Nhật có kiểu dáng vô cùng trang nhã với hình trang trí là một hình tròn màu trắng trên nền đỏ hoặc xanh than.
Nodate-gaza (Ô dựng ngoài trời)
Đã từng có bạn nào thấy hình ảnh chiếc dù dựng ngoài trời như hình bên ở ngoài các trà quán của Nhật chưa? Đây là chiếc ô được dựng ở bên ngoài các trà quán Nhật trong những ngày nắng. Ngoài ra, các ô dựng ngoài trời này còn được sử dụng nhiều như một vật trang trí trong các điện thờ, quán ăn uống, khách sạn hay các cửa hàng, v.v...