Chúng ta, ai cũng muốn được sống một cách tự do và thoải mái. Nhưng một khi đã có sự tiếp xúc giữa người với người, thì không thể nào chỉ làm theo ý muốn của mình thôi được. Lúc đó, chúng ta sẽ cần phải biết suy nghĩ và hành động vì người khác. Từ đó, “những quy tắc ứng xử” hay “omoiyari” được hình thành.
Bản tin KAIZEN tháng này sẽ giới thiệu lại với các bạn những quy tắc ứng xử (hay còn gọi là manner) được nói đến nhiều nhất tại Nhật. Chúng ta hãy cùng ôn tập lại nhé.
Những ví dụ về manner tại Nhật
① Chào hỏi
Việc chào hỏi rất quan trọng trong các mối quan hệ giữa người và người. Chỉ cần tươi cười chào hỏi những người hàng xóm xung quanh, chắc chắn đối phương cũng sẽ đáp lại mình. Hãy luyện cho mình thói quen chào hỏi trước nhé. Điều này sẽ làm cho chúng ta nhanh chóng trưởng thành hơn. Đầu tiên, hãy chào hỏi bằng các câu đơn giản nhất, như “chào buổi sáng – ohayo gozaimasu”, “xin chào – konnichiwa”, “chào buổi tối – kombanwa”.
② Chú ý nơi công cộng
Khi sử dụng điện thoại cầm tay hay smart-phone, nếu đang ở trong xe điện hay xe bus cần phải chỉnh điện thoại sang chế độ yên lặng, không nói chuyện điện thoại, sử dụng smart-phone khi đi bộ hay đang đạp xe.
Ngoài ra, tại những nơi công cộng, thì cần phải hạn chế việc nói chuyện to tiếng, và không làm những hành động khiến người khác cảm thấy khó chịu.
③ Giữ lời hứa, tuân thủ thời gian
Trong công việc và trong cuộc sống, việc giữ lời hứa và tuân thủ thời gian là điều cơ bản trong cơ bản.
Những người không thể giữ lời hứa thì sẽ không thể nhận được sự tín nhiệm, còn người không thể tuân thủ thời gian thì sẽ làm mất đi thời gian quý báu của người khác, làm phiền đến người khác. Chính vì vậy, nên tại Nhật, người ta thường có thói quen đến trước giờ hẹn.
Có rất nhiều những quy tắc trong ứng xử, hướng ta đến các ứng xử tốt, gây được thiện cảm cho người xung quanh. Và 3 điều trên đây là 3 điều cơ bản trong số các quy tắc ứng xử ấy.
Trong thời gian sống tại Nhật, hãy đừng quên tạo cho mình những thói quen ứng xử đó, và trở thành một người luôn biết quan tâm đến người khác nhé!!!
① Bão:
Từ mùa hè sang mùa thu (tháng 6 đến tháng 9) là mùa có nhiều bão tại Nhật Bản. Đặc biệt có khuynh hướng tập trung nhiều vào tháng 9. Có nhiều thông tin chi tiết về bão trên ti vi, báo chí, và radio, nhất định cần phải chú ý theo dõi. Hãy luôn chú ý đến những thông tin về Bão trên TV nhé!!!
Khi có thông báo bão, hãy chú ý:
-
1. Chú ý cửa nẻo
-
2. Thu dọn những đồ đạc để bên ngoài.
-
3. Hãy chuẩn bị sẵn đèn pin, thuốc men và dụng cụ y tế v.v...
-
4. Hạn chế đi ra ngoài.
② Theo dõi dự báo thời tiết
Thời tiết Nhật Bản thay đổi khá thất thường vào những thời gian giao mùa. Vì vậy, hãy chú ý xem dự báo thời tiết để nắm và chuẩn bị đồ dùng hợp lý cho ngày hôm đấy.
Phương tiện theo dõi dự báo thời tiết
Nội dung dự báo
-
Nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ thấp nhất trong ngày
-
Thời tiết (nắng, mây, mưa,...) cho các khoảng thời gian trong ngày.
-
Xác suất mưa cho các khoảng thời gian trong ngày.
-
Hướng và tốc độ của gió.
-
Chiều cao của sóng.
-
Những cảnh báo về thời tiết bất thường cục bộ như sấm sét, khô hạn dị thường.
Thông báo bão
Ví dụ về thông tin dự báo bão
Thường TV sẽ đưa các thông báo bão từ trước khi bão đến khoảng 2 ngày. Các thông tin dự báo thường rất chi tiết, bao gồm độ lớn của bão, thời gian đổ bộ, đường đi của bão. Khi nghe phong thanh rằng có bão, thì hãy thường xuyên theo dõi TV để có được những thông tin nhanh chóng và chính xác nhé.
Hình ảnh: Internet