scroll top
Nội dung bản tin này cũng được đăng trên trang web: http://www.kaizen.vn
Bản tin số 57
28/05/2014
0
2886
Bản tin Kaizen do Esuhai - KaizenYoshidaSchool phát hành định kỳ, cập nhật thông tin Nhật Bản, những kinh nghiệm sống và làm việc tại Nhật Bản, những chia sẻ & cảm nhận gửi đến các bạn Thực tập sinh đang học tập tại KaizenYoshidaSchool hay đang học tập và làm việc tại Nhật Bản.
Đăng ký ngay để nhận các bản tin sắp tới qua email của bạn.
TIN NHẬT BẢN
Bản tin đáng chú ý tháng 5
07/05 08:30

Bản báo cáo về tình hình ấm lên toàn cầu: “Khí hậu biến đổi và vấn đề ngày nay”
Vì tình hình nóng lên của Trái đất khiến cho những hiện tượng thời tiết bất thường như mưa lớn, lũ lụt hay hạn hán càng lúc càng nghiêm trọng, nên vào ngày 6 tháng 5, Nhà Trắng đã công bố “Bản báo cáo về Tình hình biến đổi khí hậu”, đánh một hồi chuông cảnh báo đến xã hội và nền kinh tế Mỹ.

Đây là bản báo cáo lần thứ 3 sau khi Chính phủ đã quyết định sẽ thực hiện việc báo cáo định kỳ 4 năm/lần về tình hình khí hậu. Những thiệt hại do thiên tai gây ra tại các địa phương đã chỉ ra rằng "Biến đổi khí hậu không còn là vấn đề của tương lai, nó đã trở thành thách thức của hiện tại". Cùng với việc giảm lượng khí nhà kính, cần phải có các biện pháp thích ứng để ngăn chặn những thiệt hại về cơ sở hạ tầng do mực nước biển đang dâng cao.

Theo nguồn tin báo Washington, ngày 07 tháng 05 năm 2014

15/05 08:00

Brazil kỳ vọng lượng du khách cho kỳ World Cup sẽ đạt 3,7 triệu lượt

Ngày 14, Bộ Du lịch Brazil ước tính trong khoảng thời gian diễn ra World Cup, lượng khách du lịch trong và ngoài nước sẽ đạt 3,7 triệu lượt, tổng thu du lịch trực tiếp vào khoảng 6,7 tỷ real (khoảng 310 tỷ yên). Hiệu quả kinh tế này được ước tính sẽ tăng gấp đôi nếu bao gồm các tác động gián tiếp.

Dựa trên doanh số bán vé đến tháng 4 vừa qua, Bộ ước tính 1 du khách nước ngoài sẽ dự bình quân 4 trận đấu và chi hết 5,500 real (khoảng 25,400 yên) trong thời gian ở Brazil, chưa kể chi phí vé máy bay.

World Cup được diễn ra tại 12 tỉnh thành Brazil trong 1 tháng kể từ ngày 12/6 đến ngày 13/7.

Theo nguồn tin báo San-paolo ngày 15 tháng 5 năm 2014

14/05 08:00

Máy ảnh đội đầu 4K camera – có thể chụp ảnh ngay trong khi đang vận động

Ngày 13/5, công ty Panasonic đã công bố rằng máy quay phim Wearable Camera, loại camera có độ phân giải cao gấp 4 lần dòng sản phẩm HD (Full High Vision) có thể quay phim 4K, sẽ được chính thức bày bán kể từ ngày 12 tháng 6.

Loại camera này có thể giúp bạn vừa chơi thể thao hay các hoạt động ngoài trời, vừa quay được những thước phim sống động tại chỗ.

Với tốc độ chụp 30 tấm 1 giây, dòng camera này có thể quay được những cử động mạnh mẽ nhất. Đồng thời có thể kết nối không dây với smartphone để upload ảnh và video lên internet.

Giá bán dự kiến ban đầu là 42,000 yên (chưa tính thuế).

Theo nguồn tin báo Yomiuri Online, ngày 14 tháng 5 năm 2014

11/05 18:10

Phương châm của Chính phủ: Phí tham quan là để bảo tồn di tích tự nhiên, lịch sử

Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra thảo luận và thống nhất phương châm sẽ xây dựng một “Khu vực tài sản tự nhiên khu vực” và thu phí tham quan từ khách du lịch nhằm có thể bảo toàn được những tài sản văn hóa và tự nhiên quý báu.

Những khu vực tự trị có nhu cầu thu phí tham quan sẽ phải lập ra một bản “Kế hoạch khu vực” về mức phí, cách thu phí, v.v... Đây cũng là một phương pháp để hoàn thiện các hoạt động tham quan một cách rộng rãi như trang bị nhà vệ sinh, đối với các hoạt động leo núi thì sẽ là phương pháp bảo đảm an toàn, hay các đối sách khi gặp nạn.

Theo nguồn tin báo Yomiuri Online, ngày 11 tháng 5 năm 2014

25/05 08:00

Nắng nóng tại khu vực Kanto Koushin - Cần chú ý phòng tránh cảm nắng

Theo dự báo lúc 9 giờ sáng ngày 25 của Cục Dự báo Khí tượng thì có một khối khí áp cao tràn vào, có thể gây nên hiện tượng tăng nhiệt độ ngoài trời lên đến khoảng 30℃trong phạm vi rộng từ Kyushu đến phía nam Touhoku. Những nơi có nhiệt độ tăng cao tương đương với thời kỳ giữa hè là Maebashi 31℃, Kumagaya, Chichibu, Kofu, Fukushima 30℃; riêng với Tokyo thì lúc nóng nhất có thể lên đến 29℃. Trong thời gian này, nhiệt độ sẽ có thể tăng cao một cách đột ngột nên cần chú ý phòng tránh cảm nắng.

Theo Weather Maps, ngày 25 tháng 5 năm 2014

Ngộ độc thực phẩm mùa Hè & cách phòng ngừa

Chào các bạn Thực tập sinh,

Các bạn có cảm nhận được mùa hè đang về không? Đây là thời kỳ những món ăn có thể làm dịu cái nóng mùa hè như dưa hấu, sushi, mỳ lạnh,... lên ngôi. Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ rất dễ phát sinh vấn đềngộ độc thực phẩm. Để có thể tận hưởng một mùa hè vui khỏe, chúng ta hãy cẩn thận hơn với vấn đề ngộ độc thực phẩm này nhé!!!

Ngộ độc thực phẩm trong thời kỳ từ mùa mưa dầm đến mùa hè

Nguyên nhân chính của ngộ độc thực phẩm là những vi khuẩn, virus; tuy nhiên, kể từ mùa mưa dầm, thì do nhiệt độ và độ ẩm cao, nên tình trạng ngộ độc thực phẩm phát sinh nhiều hơn hẳn các mùa khác trong năm.

Triệu chứng

Đau bụng, ỉa chảy, buồn nôn, nôn mửa, sốt.

Nếu thấy mình có những triệu chứng này, hãy nhanh chóng đi khám tại các bệnh viện.

Những điểm cần chú ý để bảo vệ mình

Khi ở nhà...

1, Mua và bảo quản thức ăn:

*Xác nhận lại hạn sử dụng

*Nếu mua thịt cá, cần bọc thêm một túi nilon nữa để tránh chảy nước.

*Thực phẩm mua cần phải bỏ vào tủ lạnh hoặc tủ đông ngay sau khi về nhà.

*Không nhét quá nhiều thực phẩm dự trữ vào tủ lạnh.

2, Chuẩn bị nguyên liệu, nấu nướng:

*Trước khi chuẩn bị thức ăn cần rửa sạch tay bằng xà phòng

*Luôn giữ cho nhà bếp sạch sẽ. Đặc biệt cần giặt và thay đổi khăn lau bếp thường xuyên.

*Cần rửa rau bằng vòi xả. Sau khi đụng vào thịt cá cần rửa tay thật sạch.

*Cần nấu thịt cá thật kỹ.

3, Khi ăn:

*Trước khi ăn cần rửa sạch tay

*Luôn giữ cho chén bát, các dụng cụ nhà bếp sạch sẽ.

*Ăn thức ăn ăn nóng khi còn nóng, và thức ăn ăn lạnh khi còn lạnh.

*Không để thức ăn trong nhiệt độ phòng trong thời gian quá dài, cần xác nhận lại thời hạn sử dụng của thức ăn.

4, Dọn dẹp sau khi ăn:

*Chia nhỏ phần thức ăn thừa, bỏ vào hộp sạch rồi bảo quản bằng tủ lạnh. Lúc ăn cần hâm lên thật kỹ.

*Những thức ăn cảm thấy không ổn, cần vứt ngay không thương tiếc.

*Rửa sạch dao, thớt. Vắt và phơi khô miếng mút rửa bát sau khi đã dùng xong.

Khi mua đồ ăn sẵn, hay ăn thịt nướng ngoài trời...

1, Không ăn đồ sống hoặc những đồ ăn chưa được nấu chín.

2, Khi ăn thịt nướng, không sử dụng chung đũa gắp đồ sống và đồ đã nấu chín với nhau

3, Cần phải nướng kỹ thịt. Và ngay cả đối với các loại rau củ được xếp chung với thịt.

4, Không cầm đồ ăn thừa về nhà.

5, Những thức ăn bán sẵn hoặc làm sẵn thì cần dùng càng nhanh càng tốt.

※Trong trường hợp để ở ngoài nhiệt độ phòng hơn 2 tiếng, nếu cảm thấy không ổn cần vứt ngay lập tức.

Các bạn Thực tập sinh, hãy cẩn thận với ngộ độc thực phẩm và có một kỳ nghỉ hè thật vui nhé!!!

Mùa mưa dầm (Tsuyu) và cây Mai (UME)

Chuẩn bị chúng ta sẽ bước vào mùa mưa dầm của Nhật Bản.

Tuy nhiên, vì sao mùa mưa dầm tsuyu” trong tiếng Nhật lại được viết là “Mùa của cây mai” nhỉ? “Mai” và “Mưa” cuối cùng là có liên quan như thế nào với nhau nhỉ? Trong Bản tin Kaizen số này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về điều này nhé!!!

Mùa mưa dầm (tsuyu) và cây mai (ume)

★ Mưa trong mùa mưa dầm (tsuyu)là những cơn mưa mang đến điềm lành cho cây mai (ume)

 Nhờ những cơn mưa trong mùa tsuyu mà quả cây mai có thể to phổng lên.

Những cơn mưa của điềm lành “Tsuyu”

Tsuyulà thời kỳ của những trận mưa kéo dài từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7, từ khu vực hạ lưu Trường Giang ở Trung Quốc, sang bán đảo Triều Tiên và quần đảo Nhật Bản (trừ Hokkaidou). Đặc điểm thời kỳ này là những cơn mưa không nặng hạt nhưng dai dẳng. Hiện tại, mùa này được gọi là “Mai Vũ” ở Trung Quốc, “Trường Lâm” tại Hàn Quốc. “Tsuyu” là mùa mưa dầm đặc trưng của khu vực Đông Á, và cây mai (hay còn được gọi là cây mơ) là loài thực vật chỉ có tại khu vực Đông Nam Á.

Từ ngữ nguyên bản từ tiếng Trung: “Mai vũ”

Nguyên bản của chữ “Tsuyu” cũng đã có rất nhiều giả thuyết

Với ý nghĩa là “Những cơn mưa rơi vào mùa quả mai chín”, tại lưu vực Trường Giang, Trung Quốc gọi thời kỳ này là thời kỳ “Mai Vũ” (「梅雨(ばいう)」).

Với ý nghĩa là “Những cơn mưa trong thời kỳ nấm mốc dễ mọc lên”, Tsuyu cũng còn có một chữ Hán tự khác là “Vi Vũ” (「黴雨(ばいう)」). Tuy nhiên, chữ Vi (黴, hay còn đọc là My, Mai) mang ý nghĩa không tốt, nên người xưa đã dùng chữ Mai (梅) để thay thế.

Từ “Tsuyu” (梅雨) được sử dụng tại Nhật bắt đầu từ thời kỳ Edo cho đến tận ngày nay.

Nguyên nhân người nhật đọc 梅雨là “tsuyu”

l  Liên tưởng từ chữ “露” (つゆ, nghĩa là “sương”)

l  Liên tưởng từ chữ “つはる” (nghĩa là nảy mầm, đơm nụ), thể hiện thời kỳ đơm quả của cây mai.

l  Liên tưởng từ chữ “潰ゆ” (つゆ, nghĩa là căng nứt), thể hiện thời kỳ quả mai chín thục, căng mọng nước.

l  Liên tưởng từ chữ “費ゆ” (つひゆ, thối rữa), thể hiện sự sinh sôi mạnh mẽ và làm hư hại thức ăn của nấm mốc.

Trước chữ「梅雨」thì người Nhật đã sử dụng chữ「五月雨(さみだれ)」.

Chữ「さ」thể hiện tháng 5 âm lịch, còn chữ 「みだれ」(còn được viết là「水垂れ」) nghĩa là bị rò nước, thể hiện một thời kỳ mưa dai dẳng, dẫn đến trần nhà bị dột (^^).

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
CHIA SẺ CỦA BẠN VỀ BẢN TIN KAIZEN SỐ 57
CÁC BẢN TIN KHÁC