Bản tin đáng chú ý tháng 12
07/12 |
09:00 |
Khuynh hướng thu nhập càng thấp thì càng bị thiếu rau
Theo điều tra dinh dưỡng, sức khỏe toàn dân năm 2011 của Bộ lao động và phúc lợi xã hội cho biết khuynh hướng thu nhập của các hộ gia đình càng thấp thì lượng rau quả tươi hấp thụ càng ít. Bộ cho biết khuynh hướng này cho thấy khả năng ảnh hưởng đến dinh dưỡng hàng ngày từ sự chênh lệch về thu nhập. Điều tra này được thực hiện vào tháng 11 năm 2011 tại 44 tỉnh thành trong cả nước (ngoài trừ các tỉnh chịu ảnh hưởng bởi Động đất lớn đông Nhật Bản như Iwate, Miyagi, Fukushima). Điều tra này đã thống kê được lượng thực phẩm tươi sống, rau quả, thịt tiêu thụ trong một ngày của 3021 hộ gia đình được chia thành ba nhóm: Nhóm thu nhập cao trên 6.000.000 yên/năm, Nhóm trung lưu thu nhập từ 2.000.000 yên đến 6.000.000 yên/năm, Nhóm thu nhập thấp dưới 2.000.000 yên/năm.
Kết quả của cuộc điều tra này cho thấy lượng tiêu thụ rau quả của Nhóm thu nhập cao là 283 gram đều cho cả nam nữ, Nhóm trung lưu là 266 gram đối với nam giới và 271 gram đối với nữ giới, và Nhóm thu nhập thấp chỉ dừng ở 259 gram đối với nam giới và 267 gram đối với nữ giới.
Theo nguồn tin Báo Yomiurishinbun
|
18/12 |
12:00 |
Cụ bà Kimura sống tại Kyoto trở thành người cao tuổi nhất thế giới
Cụ bà Dina Manfredini sống tại Mỹ, người thọ nhất thế giới đã qua đời vào sáng ngày 17 tháng 12 tại trung tâm dưỡng lão Bang Iowa, Trung Nam Mỹ với tuổi thọ là 115 tuổi.
Cụ bà Dina Manfredini sinh ra tại Ý, nguyên nhân tử vong vẫn chưa xác định rõ. Cụ bà mới được trở thành người thọ nhất thế giới từ ngày 4 tháng 12 sau khi Cụ bà Besse Cooper qua đời, người có tuổi thọ 116 cao nhất thế giới.
Theo nhân viên phát hành kỷ lục thế giới Guiness, Cụ bà Kimura sống tại Kyoto, 115 tuổi, người có ngày sinh khác với Cụ bà Dina Manfredini sau đó đã trở thành người có tuổi thọ cao nhất thế giới.
Theo nguồn tin Báo Jinitsushin 18/12
|
19/12 |
09:00 |
Chú ý rét lạnh kéo dài từ Giáng sinh đến Tết dương lịch
Ngày 19 Cục khí tượng cho biết bước vào tháng 12 ở Tây Nhật Bản (Kinki, Chugoku, Kyushu) và Đông Nhật Bản (Kantokoshin, Tokai, Hokuriku) nhiệt độ sẽ giảm đi rất nhiều bởi ảnh hưởng của luồng khí lạnh tràn về, đồng thời kêu gọi sự chú ý quản lý sức khỏe cũng như các sản phẩm gieo trồng.
Từ ngày 19 trở đi nhiệt độ thấp sẽ kéo dài, đặc biệt từ ngày 23 có khả năng luồng khí rét lạnh sẽ di chuyển mạnh xuống phía nam gây giá lạnh trong nhiều ngày.
Đài khí tượng Sapporo lưu ý về khí hậu tuyết lớn có khả năng xảy ra vào dịp Tết dương lịch.
Theo nguồn tin Báo Sankeishinbun
|
20/12 |
11:20 |
Số lượng xe Toyota bán ra đạt 8 triệu chiếc, dự đoán sẽ giành lại được vị trí dẫn đầu thế giới
Hãng xe Toyota Nhật Bản dự đoán sẽ dành lại vị trí dẫn đầu thế giới năm nay. Theo số phát hành ngày 19 tháng 12 của tờ báo Bloomberg, công ty điều tra thị trường LMC Automotive dự đoán lần đầu tiên số xe bán ra trong năm nay sẽ vượt quá 8 triệu chiếc và phân tích hãng xe Toyota đang chay đua cho sản xuất cũng như số lượng xe hơi bán ra dẫn đầu thế giới.
Từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay, hãng xe Toyota đã bán được 7.400.000 chiếc trên toàn thế giới. Trong khi hãng xe GM đã dành vị trí số 1 vào năm ngoái với số xe bán ra cung thời kỳ là 6.950.000 chiếc, hãng xe Volkswagen đứng thứ 2 với khoảng cách rất ngắn là 6.900.000 chiếc.
Những năm gần đây 3 hãng xe Toyota, GM, Volkswagen luôn dẫn đầu thị trường xe hơi thế giới. Hãng GM dẫn đầu thế giới liên tục trong 77 năm đã bị Toyota qua mặt vào năm 2008. Tuy nhiên năm 2011 do ảnh hưởng bởi Động đất lớn đông Nhật Bản sản xuất bị đình trệ nên Toyota đã bị GM lấy lại vị trí dẫn đầu.Theo phó chủ tịch Jeff Schrepfer công ty điều tra thị trường Troy cho biết “Cuộc chạy đua giành vị trí dẫn đầu giữa ba hãng xe này sẽ còn kéo dài cho đến năm 2019”.
Theo nguồn tin Báo Chuo Nippo
|
Ở Nhật, cứ mỗi dịp Tết đến, nhà nhà người người lại nô nức gửi bưu thiếp mừng năm mới cho nhau; và đây cũng dịp mà các nhân viên bưu điện hoạt động tất bật nhất trong năm.
Bưu thiếp được in bán sẵn trên thị trường
Bưu thiếp chúc mừng năm mới ở Nhật, có tên gọi riêng là 年賀状(nengajou), là một tấm thiệp đơn có kích thước bằng tấm postcard của phương Tây, được gửi bằng đường bưu điện (tiếng Nhật gọi là hagaki). Thiệp dành riêng cho năm mới thường được thiết kế một mặt là các họa tiết quen thuộc biểu tượng cho một năm mới tết đến, hoặc hình vẽ cách điệu của con giáp năm mới, và các câu chúc sức khỏe, an khang thịnh vượng đến mọi nhà. Ngoài ra, người Nhật thường tự sử dụng hình ảnh của các thành viên trong gia đình hoặc các tranh vẽ ưa thích và dành thật nhiều tình cảm thiết kế riêng bưu thiếp chúc năm mới của gia đình mình gửi đến người thân quen hay những người đã có công ơn giúp đỡ.
Bưu thiếp chúc mừng năm mới bằng cách dùng hình ảnh các thành viên trong gia đình
Phong tục gửi thiệp mừng năm mới đã có từ lâu đời ở Nhật. Đây là dịp để mỗi gia đình, cá nhân gửi lời thăm hỏi sức khỏe, lời chúc năm mới hạnh phúc, lời cám ơn chân thành đến những người quý mến. Một người Nhật thông thường sẽ gửi thiệp chúc mừng đến những người trong gia đình ở xa (ông bà ngoại, cô dì chú bác, họ hàng xa), sếp và đồng nghiệp trong cơ quan, bạn bè thân hữu gần xa, thầy cô… Các công ty ở Nhật cũng có tập tục gửi thiệp mừng năm mới đến các đối tác làm ăn, nhằm củng cố và giữ vững mối quan hệ trong năm tới. Chắc hẳn có nhiều người nước ngoài ngạc nhiên trước số lượng thiệp năm mới trung bình một người Nhật gửi mỗi năm, lên tới hàng trăm tấm. Và đây cũng là lý do khiến cho dịp năm mới là dịp bận rộn nhất của ngành bưu điện Nhật Bản.
Cũng do số lượng thiệp gửi mỗi năm của người Nhật rất nhiều, nên ngành bưu điện và các ngành liên quan khác cũng cung cấp những dịch vụ rất chuyên nghiệp để phục vụ tốt nhất cho phong tục tập quán này. Ngay từ những tháng 10 trên các sạp bưu điện đã xuất hiện rất nhiều mẫu mã thiết kế cho bưu thiếp chúc mừng năm mới, giá mỗi tấm xấp xỉ 50 yên đã kèm tiền tem. Trên các mẫu bưu thiếp đã in hình và lời chúc, nên khi mua những tấm bưu thiếp này, sau khi ghi tên và địa chỉ người nhận, bạn chỉ cần bỏ vào hòm thư và chắc chắn tấm bưu thiếp sẽ được gửi đến nơi vào đúng ngày mùng 1 tết. Và cũng để đảm bảo cho tất cả các bưu thiếp được gửi đến người nhận vào đúng ngày đầu tiên của năm mới, hàng năm bưu điện đều kêu gọi người dân gửi bưu thiếp trước ngày 25/12, để nhân viên bưu điện có thời gian sắp xếp, phân loại và vận chuyển bưu thiếp. Một số bưu điện lớn còn tuyển thêm nhân viên làm thêm trong dịp này để phục vụ nhu cầu gửi bưu thiếp năm mới của người dân.
Sưu tầm
|
-
Phong tục gửi bưu thiếp mừng năm mới là phong tục rất phổ biến ở Nhật, các bạn Thực tập sinh chúng ta đang đi làm tại Nhật Bản cũng hãy thử gửi bưu thiếp gửi lời thăm hỏi và cám ơn đến Giám đốc công ty hay những người đã giúp đỡ chúng ta nhé!
-
Bưu thiếp mừng năm mới các bạn có thể mua tại bưu điện hoặc các cửa hàng conbini!!
|
Ở Nhật Bản, hàng năm đều có dịch bệnh cúm hoành hành (năm ngoái là thời gian từ tháng 12~tháng 3). Vì bệnh cúm dễ nhầm với cảm thông thường, nên dễ lây lan rộng trong thời gian ngắn. Vì thế cần phải có biện pháp phòng bệnh và khi mắc bệnh phải được điều trị đúng phương pháp cũng như có biện pháp ngăn không để bệnh lây sang người khác. Gần đây, đã xuất hiện thêm bệnh dịch cúm mới, chắc các bạn cũng đã thường nghe thấy.
Trong phần này, chúng tôi xin giải thích về cả dạng cúm này nữa. Mong các bạn hãy gìn giữ sức khỏe để vượt qua mùa đông này!
☆Sự khác nhau giữa cảm và cúm
Cảm là do nhiều loại vi-rút gây ra, với các triệu chứng chính như đau họng, sổ mũi, hắt hơi và ho, tuy nhiên không có những triệu chứng toàn thân. Có thể sốt, nhưng sốt nhẹ.
Trong khi đó, cúm thường xuất hiện đột ngột các triệu chứng như: toàn thân như sốt cao trên 38 độ C, đau đầu, đau khớp chân tay, đau cơ bắp. Cũng có những triệu chứng như đau họng, sổ mũi, ho. Đối với trẻ em, phần lớn dễ bị biến chứng sang bệnh viêm màng não cấp, đối với người già và người có sức miễn dịch kém, bệnh dễ bị biến chứng thành viêm phổi, khiến bệnh càng thêm trầm trọng.
☆Sự khác nhau giữa bệnh cúm theo mùa và bệnh cúm mới
Bệnh cúm mới là bệnh cúm do các loại vi-rút mà từ trước tới nay không phổ biến ở người, mà chỉ phổ biến trong các loài vật như gà, lợn… nay xâm nhập vào con người và đã có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Khác với loại cúm theo mùa hàng năm, con người chưa có miễn dịch đối với loại cúm mới này, nên mức độ lây lan rất nhanh. Nhưng một khi con người bắt đầu có miễn dịch với loại cúm mới này, thì các triệu chứng cũng bắt đầu tương tự như loại cúm theo mùa thông thường. Dịch cúm do vi-rút “H1N1 năm 2009” hoành hành năm 2009, thì tới tháng 4 năm 2011 cũng được coi là loại cúm theo mùa thông thường.
☆Các biện pháp đối với bệnh cúm theo mùa và bệnh cúm mới
Các biện pháp phòng và chữa bệnh là rửa tay, giữ phép lịch sự khi holà những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cơ bản có hiệu quả.
【Phòng ngừa】
1. Tiêm phòng trước khi dịch cúm hoành hành.
2. Sau khi về nhà, cần rửa tay và súc miệng kỹ vì có khả năng trong khi đi ra ngoài, bạn đã bị nhiễm vi-rút.
3. Sử dụng máy làm ẩm hoặc phơi khăn mặt ướt trong phòng để giữ cho phòng luôn có độ ẩm (khoảng từ 50~60%) (làm vậy là để giữ cho niêm mạc cổ không bị khô vì nếu khô thì khả năng bảo vệ cơ thể sẽ bị giảm xuống.)
4. Để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, cần ăn uống đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng.
5. Hạn chế tới những nơi đông người, khu phố đông đúc. Khi ra đường, nên dùng khẩu trang y tế và tránh ở khu vực đông người trong thời gian dài.
|
|
【Những điểm cần lưu ý khi điều trị bệnh cúm】
1. Cần nhanh chóng đi khám bệnh tại các cơ sở y tế.
2. Nghỉ ngơi, ăn uống và ngủ đủ.
3. Uống nhiều nước (nước trà hoặc súp, canh)
4. Đeo khẩu trang, giữ phép lịch sự khi ho. Tránh đi ra chỗ đông người, không nên cố đi làm, tránh để lây lan cho người khác.
☆Phép lịch sự khi ho
1. Khi cảm thấy sắp ho hoặc sắp hắt hơi, nên đeo khẩu trang. Tránh không ho thẳng vào mặt người khác, dùng giấy mềm hoặc khẩu trang che miệng, mũi.
2. Sau khi về nhà, dùng xà-phòng (xà-bông) rửa kỹ mu bàn tay, móng tay, kẽ ngón tay và cổ tay…dùng khăn mặt sạch để lau khô tay.
|
|
Trích nguồn JITCO, Bạn của Thực tập sinh 11/2012