Chào các bạn, vậy là sắp đến lễ Valentine rồi nhỉ! Các bạn thực tập sinh đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản mình năm nay có dự định sẽ tặng sô cô la cho ai chưa? Tại Việt Nam vào ngày lễ Valetine thì chỉ được tặng sô cô la cho một người là người yêu của mình thôi nhưng ở Nhật thì có thể tặng cho nhiều người vào dịp lễ này. Hơn nữa, không phải là từ nam giới mà là từ nữ giới gửi tặng đến nam giới.
Nếu là nam giới, ngày lễ Tình yêu ở Nhật Bản sẽ có vẻ hơi khác thường. Bạn sẽ gặp phải một vài bối rối bởi những thanh Sô cô la mà bạn nhận được vào ngày này. Đối với hầu hết người phương Tây, ngày lễ Tình yêu là một ngày mà bất cứ ai cũng có thể bày tỏ tình yêu của họ đến những người đặc biệt hoặc là nam giới hoặc là nữ giới. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, ngày lễ Tình yêu 14/2 là dịp để phái nữ trao tặng Sô cô la cho phái nam, không chỉ tặng cho người yêu mà còn tặng cho bạn bè , anh em , đồng nghiệp. Tùy vào tên đặt cho sô cô la mà ý nghĩa khi tặng là hoàn toàn khác nhau.
“Honmei choko” là tên của Sô cô la được tặng cho các chàng trai mà cô gái thực sự yêu thương. Theo điều tra, dự toán dành cho homei choko vào khoảng 2000 yên, có 40% nữ giới ở độ tuổi 10 đến 20 gửi tặng Honmei choko hàng năm.
Ngược lại,
“Giri choko” lại được tặng cho nam giới là đồng nghiệp, bạn bè, cấp trên hoặc những người quan trọng khác nhưng không phải bởi bất kỳ cảm giác lãng mạn nào như honmei choko. “Giri” theo tiếng Nhật (tạm dịch) nghĩa là ý thức về trách nhiệm hoặc bổn phận (trả ơn đến ai đã từng giúp đỡ mình hoặc sẽ nhận được sự giúp đỡ). Dự toán dành cho giri choko vào khoảng 250 đến 500 yên, 50% nữ giới ở độ tuổi 10 đến 20 gửi tặng giri choko. Thật khó cho phái nam để biết được liệu những thanh Sô cô la mình nhận được là tình cảm thật hoặc chỉ là thiện ý của phái nữ phải không các bạn? Đây không phải là một câu hỏi mà bạn dễ dàng trả lời đối với người tặng.
Gần đây, ngày lễ Tình yêu ở Nhật Bản đang thay đổi và nó trở nên phổ biến khi phái nữ tặng Sô cô la cho nhau. Họ cho rằng nếu món quà Sô cô la được xem như là một sự “ép buộc” để tặng những đồng nghiệp nam thì tại sao họ lại không thưởng thức những thanh Sô cô la tuyệt hảo với các nữ đồng nghiệp của họ?Đặc biệt loại sô cô la này được phổ biến nhiều nhất trong giới học sinh Nhật Bản. Những thanh Sô cô la này được gọi là “Tomo choko”. Dự toán cho tomo choko vào khoảng 300-400 yên, có 70% nữ giới ở độ tuổi 10-20 tặng tomo choko hàng năm.
Vì thế, các bạn Thực tập sinh đang sinh sống tại Nhật Bản năm nay không những chỉ tặng cho người yêu mà hãy tặng sô cô la cho những vị nam giới đang hỗ trợ giúp đỡ mình nhé.
Bên cạnh đó, những bạn nào nhận được sô cô la từ một cô gái, thậm chí đó là “Giri choko”, chắc chắn rằng bạn đang được trông đợi để tặng lại những thanh Sô cô la trắng, kẹo dẻo hoặc một loại kẹo bất kỳ vào ngày Trắng (White Day) 14/3 (tức là một tháng sau, ngày này chỉ có phái nam tặng phái nữ). Nếu bạn muốn nhân dịp này để thú nhận tình yêu của bạn với một người đặc biệt nào đó, bạn cũng có thể tặng bạn gái đồ trang sức hoặc các vật kỷ niệm đắt tiền vào ngày này.
Chúc các bạn một dịp lễ Valentine vui vẻ nhé!
Chào các bạn Thực tập sinh kỹ năng,
Thời gian này đi bên ngoài có lẽ các bạn thường thấy nhiều người đeo khẩu trang không? Tại Nhật, vào thời gian này, từ tháng 12 đến tháng 3 là mùa của dịch cúm. Khác với cảm bình thường có trường hợp cúm biến chứng sang các loại bệnh như viêm phổi, sốt huyết não có khả năng nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây ban biên tạp bản tin KAIZEN xin giới thiệu sơ lược về bệnh cúm và cách phương pháp phòng chống. Các bạn hãy chú ý giữ gìn sức khỏe, phòng chống dịch cúm theo các hướng dẫn dưới đây nhé.
☆ Cúm khác với cảm bình thường như thế nào?
Cảm là do nhiều loại virut khác nhau. Cảm bình thường có các triệu chứng chủ yếu như đau cổ họng, chảy mũi, hắt hơi, ho, nếu có sốt cũng không sốt cao như cúm và không biến chứng sang các bệnh nặng khác.
Cúm có các triệu trứng xuất hiện đột ngột trên toàn cơ thể như sốt trên 38°,đau đầu, đau khớp, đau cơ đi kèm với các triệu trứng thường gặp ở cảm bình thường như đau cổ họng, chảy mũi, ho. Đối với trẻ em có trường hợp chuyển nặng sang thành sốt huyết não cấp hay đối với người cao tuổi có khả năng miễn dịch thấp sẽ chuyển nặng sang viêm phổi.
☆ Đường lây nhiễm
1) Lây nhiễm do bị văng virut: Đây là cách lây nhiễm do hít phải virut của người bệnh văng ra khi họ ho, hắt hơi hay khạc nhổ.
2) Lây nhiễm do tiếp xúc: Khi ho hay hắt hơi, người bệnh dùng tay che miệng hay quẹt nước mũi, sau đó dùng tay sờ mó vào bàn ghế, núm cửa, công tắc, v.v. làm cho những vật này bị dính khuẩn. Nếu chúng ta chạm tay vào những vật bị dính khuẩn rồi đưa tay lên mắt , mũi, miệng thì virut sẽ theo đó thâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc của các cơ quan này.
☆ Cách phòng chống lây nhiễm
1) Phép lịch sự khi ho hay hắt hơi
① Khi ho hay hắt hơi, dùng giấy tissue che mũi, miệng và không hướng vào mặt người khác.
② Giấy tissue dùng xong, vứt ngay vào sọt rác.
③ Khi thấy bị ho hay hắt hơi, phải dùng khẩu trang.
④ Nếu dùng tay che miệng khi ho, hắt hơi hay vắt mũi, sau đó phải rửa tay ngay.
2) Thường xuyên rửa tay, khò họng
① Sau khi về nhà hay khi chạm tay vào những vật có nhiều người sờ mó phải rửa tay, khò họng.
② Rửa tay dùng xà phòng và xả nước trên 15 giây
3) Những chú ý khác
① Không đứng gần người bệnh trong vòng 2m.
② Tránh đi đến những nước đang có dịch cúm, nơi đông người hay khu buôn bán khi không cần thiết.
③ Nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống cân bằng dinh dưỡng, sống điều đọ để cơ thể khỏe mạnh, chống được bệnh.
☆ Khi bị bệnh hay nghi ngờ bị bệnh
1)Đeo khẩu trang. Giữ phép lịch sự khi ho hay hắt hơi.
2)Điện thoại đến cho người hỗ trợ cuộc sống, người tư vấn hiệp hội hay trung tâm tư vấn cảm sốt của phòng y tế để nhận hướng dẫn. Phải đeo khẩu trang, tránh sử dụng phương tiện di chuyển công cộng.
3)Trường hợp được xác nhận là bị bệnh thì cần phải nhập viện để điều trị.
Tham khảo nguồn 1) Hỏi đáp về cúm, bộ y tế lao động Nhật Bản, 2) “Hãy cẩn thận với cúm A/H1N1”, báo Bạn của Thực tập sinh kỹ năng số 84