Quá trình tìm việc làm tại Nhật, hay thường được gọi tắt là “shukatsu”, thường được diễn ra theo trình tự như sau:
① Chuẩn bị: được thực hiện từ khoảng học kỳ 2 của năm 3 Đại học (hoặc học kỳ 2 năm 1 của trường Chuyên môn, trường Cao học).
-
Suy nghĩ về nghề nghiệp muốn làm trong tương lai.
-
Tham gia các lớp học về tìm việc làm được tổ chức tại trường.
-
Phân tích bản thân, làm test SPI (bài test về “Tính cách” và “Sự thích hợp”).
-
Tham gia các Hội thảo việc làm, các buổi Fair Giới thiệu công ty.
② Chính thức tham gia: thường được thực hiện từ đầu năm 4 Đại học (năm 2 Chuyên môn, hay Cao học)
-
Viết và nộp đơn xin ứng tuyển cho các công ty mình muốn vào làm.
-
Tham gia quá trình tuyển chọn (Hồ sơ, Phỏng vấn).
-
Nhận được đơn trúng tuyển → Kết thúc.
-
Tham gia các Hội thảo việc làm, các buổi Fair Giới thiệu công ty.
Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng thực tế một học sinh cần khoảng 6 tháng cho toàn bộ quá trình xin việc này. Đây là một quá trình mệt mỏi và rất dài.
Những đặc trưng trong tuyển dụng của Nhật Bản
① Coi trọng “công việc muốn làm trong tương lai” hơn “điều mình đã học”:
Tại Nhật Bản, thì các công ty luôn có tư tưởng sẽ đào tạo nhân viên từ con số 0. Chính bởi vì thế, nên những nhà tuyển dụng có xu hướng coi trọng việc “người này muốn trở thành người như thế nào, trong tương lai muốn làm công việc gì” hơn là “người này đã học gì trong trường”. Chính vì vậy, nên cho dù một học sinh có được thành tích vô cùng xuất sắc đi chăng nữa, nhưng lại mơ hồ không biết trong tương lai mình muốn trở thành người như thế nào, muốn làm gì thì sẽ không được đánh giá tốt.
② Coi trọng “thường thức” hơn là “cá tính”
Những học sinh đang trong quá trình tìm việc tại Nhật thường chỉ mặc “vest xin việc”, và nhuộm đen tóc. Nhật Bản đòi hỏi sự “công bằng tuyệt đối” trong quá trình tuyển chọn, nên các học sinh cần phải có được sự bắt đầu giống nhau. Ngược lại, nếu các học sinh mặc quần áo bắt mắt, xách túi hàng hiệu, đeo trang sức nổi bật sẽ bị đánh giá là “không có thường thức”.
Ngoài ra, có rất nhiều những quy tắc trong quá trình đi xin việc. Khả năng có thể được tuyển dụng của một học sinh đi xin việc mà không tìm hiểu gì về những quy tắc này là vô cùng thấp.
③ Coi trọng “con người” hơn là “tri thức, kinh nghiệm”
Tại Nhật Bản, các công ty thường thích những nhân viên “phù hợp với công ty”, hoặc “có thể cống hiến lâu dài cho công ty” hơn là những nhân viên “ưu tú”. Thêm nữa, hầu hết các giám đốc của Nhật luôn cho rằng “công việc là thứ không thể hoàn thành một mình”, vì vậy, họ có xu hướng đánh giá cao những người có thể làm việc một cách ăn ý với những người xung quanh” hơn là những người “có khả năng làm việc”.
Chính vì thế, những học sinh luôn khẳng định việc “mình có thể làm việc một cách xuất sắc”thì ngược lại, lại khó có thể được lựa chọn.
Việc tìm kiếm việc làm bao giờ cũng vô cùng khó khăn, nhỉ. Và đương nhiên, việc tìm kiếm một cơ hội việc làm tại một quốc gia có nhiều những đặc thù như Nhật thì hoàn toàn không dễ dàng gì. Hãy lý giải về bản thân, về đối phương thật kỳ, và tìm ra được một công việc phù hợp với mình nhất, các bạn nhé! Đó chính là một bước rất lớn để ta có thể tiến tới một cuộc sống hạnh phúc trong tương lai.
Nhật Bản là một đất nước nhiều núi. Tại đây số lượng người leo núi cũng rất nhiều. Khi leo núi ta có thể bắt gặp rất nhiều người ngay cả trẻ em tầm 5 tuổi cũng như rất nhiều người lớn tuổi. Núi Phú Sĩ là ngọn núi được xem như biểu tượng của Nhật Bản, và được rất nhiều người biết đến. Tuy nhiên, ngoài Phú Sỹ ra, còn có rất nhiều những ngọn núi đẹp và nổi tiếng khác nữa. Bản tin KAIZEN tháng này xin giới thiệu đến các bạn 2 ngọn núi cũng được xem là hai ngọn núi tiêu biểu của Nhật Bản.
① Mt. Kitadake
Là 1 trong 5 ngọn núi cao hơn 3000m thuộc phía bắc dãy Nam Alps. Núi nằm tại Tỉnh Yamanashi có chiều cao 3193m. Đây là ngọn núi cao thứ 2 Nhật Bản sau Phú Sĩ và được mọi người cho là rất khó leo. Tuy nhiên tại độ cao 3000m có thể nhìn thấy đỉnh núi Phú Sĩ từ xa rất đẹp. Điều đó cũng là 1 trong những lý do cho những người muốn chinh phục ngọn núi này.
Từ ga Kofu có xe bus chạy đến cửa leo núi. Và tùy theo thể lực của từng người mà thời gian leo núi sẽ khác nhau. Thông thường sẽ mất 2 ngày 1 đêm. Khi ngủ đêm trên núi có thể ngắm dải ngân hà trên đỉnh núi rất tuyệt vời.
② Dãy núi Nasu:
Dãy núi Nasu là dãy gồm 3 ngọn núi Mt.Chausu (1915m), Mt.Asahi(1896m), Mt.Sanbonyari (1917m). Trong đó thì nổi tiếng nhất là núi Mt.Chausu. Ngọn núi này có lượng khí lưu huỳnh rất lớn. Phía trên đỉnh núi gần miệng núi lửa lớn có nhả ra khói trắng khí lưu huỳnh. Và trên đỉnh núi thì hầu như không có cây xanh. Đây là ngọn núi có thể đi về trong ngày được và ngoài ra có thể trải nghiệm những suối nước nóng nổi tiếng tại đây.
Vừa rồi Bản tin Kaizen đã giới thiệu với các bạn 2 ngọn núi nổi tiếng khác của Nhật Bản. Nhưng cũng không thể quên nhắc các bạn rằng bất kỳ ngọn núi nào của Nhật cũng đều rất đẹp.
Môn thể thao leo núi là môn thể thao vừa tốt cho sức khỏe, vừa có thể thay đổi không khí. Tại Nhật, thì vì ai cũng biết đến núi Phú Sỹ nên số lượng người thử thách mình với ngọn núi ấy rất nhiều, tuy nhiên, như đã nói, Nhật Bản còn có rất nhiều những ngọn núi đẹp khác nữa. Vậy nên, nếu các bạn có hứng thú, thì hãy bắt đầu với những ngọn núi quanh khu vực mình đang sống thử xem nhé.