Bản tin đáng chú ý tháng 9
11/09 |
11:04 |
[Thiếu nước] Bắt đầu việc giới hạn 10% lượng nước cung cấp cho Tokyo và 5 tỉnh thành khác lấy từ hệ thống sông Tone.
Hệ thống sông Tone có 8 đập bị thiếu nước, chính phủ bắt đầu giới hạn 10% lượng nước cung cấp cho lưu vực 1 thành phố 5 tỉnh (Tokyo, Chiba, Saitama, Ibaraki, Gunma Tochigi) từ 9 giờ sáng ngày 11/9. Vì không có hy vọng sẽ có mưa lớn giúp khôi phục lượng nước dự trữ, vào ngày 10 Hội nghị liên lạc đối sách thiếu nước do Cục cơ sở hạ tầng khu vực Kanto thuộc Bộ giao thông và quốc thổ Nhật Bản cùng 6 tỉnh thành thành lập đã quyết định thực hiện việc hạn chế lượng nước cung cấp. Chính sách này được thực hiện lại sau 11 năm kể từ năm 2001.
Theo nguồn tin báo Mainichi Shimbun
|
13/09 |
20:12 |
[Tuyến bay quốc tế ] Từ tháng 10, bắt đầu kiểm tra đột xuất đồ đạc bị nghi ngờ.
Ngày 13/9, Bộ giao thông và quốc thổ Nhật Bản công bố bắt đầu từ ngày 1/10 sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất những đồ đạc bị nghi ngờ bằng cách chạm trực tiếp vào người hành khách tham gia chuyến bay quốc tế tại 29 sân bay trên khắp cả nước như Haneda, Narita. Để phục vụ cho việc kiểm tra này, thiết bị kiểm tra sẽ được cài đặt phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đề phòng việc khủng bố bằng các chất nổ mà máy dò kim loại không phát hiện ra.
Theo thông tin của Bộ giao thông và quốc thổ Nhật Bản, phương thức kiểm tra hiện tại ở các sân bay là cho hành khách đi qua thiết bị dò kim loại dạng cổng, và chỉ khi thiết bị phát tín hiệu cảnh báo thì nhân viên kiểm tra mới trực tiếp chạm vào người hành khách để kiểm tra. Từ tháng 10 trở đi, sẽ tiến hành liên tục việc kiểm tra khi có tín hiệu cảnh báo cho dù hành khách không mang theo vật dụng là kim loại. Khi kiểm tra, nhân viên kiểm tra sẽ phải đeo gang tay, không để nhân viên kiểm tra nam tiến hành kiểm tra hành khách nữ.
Theo nguồn tin báo Mainichi Shimbun
|
14/09 |
14:13 |
Lần đầu tiên, số người trên 100 tuổi trên toàn đất nước Nhật Bản vượt qua con số 50 nghìn người, con số lớn nhất từ trước tới nay, người cao tuổi nhất là 115 tuổi.
Theo kết quả điều tra của Bộ y tế lao động và phúc lợi xã hội được công bố vào ngày 14/9, tính đến thời điểm ngày 15/9, trên toàn nước Nhật hiện có 51,376 người trên 100 tuổi, tăng 3,620 người so với năm ngoái, là con số lớn nhất từ trước tới nay tính trong 42 năm liên tiếp, lần đầu tiên vượt qua con số 50 nghìn người. Trong đó có 44,842 người là nữ giới, chiếm 87,3%. Tỉ lệ nữ giới này cũng liên tục đạt mức cao nhất trong 2 năm nay.
Theo nguồn tin báo Sankei Shimbun
|
15/09 |
14:51 |
Lỗ hổng tầng Ozone ở Nam cực thu nhỏ lại so với năm ngoái.
Theo điều tra của tổ chức liên hiệp quốc, năm nay lỗ hổng tầng Ozone trên không của Nam cực tạo bởi các tia tử ngoại độc hại đã thu nhỏ lại so với năm ngoái. Từ nay mặc dù việc khôi phục tầng Ozone cần rất nhiều thời gian, song điều này được đánh giá rằng việc khôi phục tầng Ozone đã bắt đầu đi vào quỹ đạo. Đây cũng chính là phát ngôn của Cơ quan khí tượng thế giới liên hiệp quốc trước ngày quốc tế bảo vệ tầng Ozone - 16/9, kỉ niệm ngày liên hiệp quốc bắt tay mang tính quốc tế đẩy bỏ khí fluon độc hại phá hủy tầng Ozone và kí vào hiệp định Montreal. Theo như bản điều tra này thì độ rộng lỗ hổng bị phá hủy nghiêm trọng của tầng Ozone trên không Nam cực vào trung tuần tháng này là 1,850 m², thu nhỏ lại khoảng 20% so với thời điểm này năm ngoái.
Theo nguồn tin NHK
|
15/09 |
14:54 |
Sau mùa hè nóng nực sẽ là một mùa thu rực đỏ.
Mùa lá đỏ năm nay sẽ rực rỡ hơn năm ngoái. Công ty dự báo khí tượng – Weather News ( Tokyo ) đã dự báo như vậy trước mùa lá đỏ. Màu sắc của lá đỏ được cho rằng chịu ảnh hưởng bởi thời gian tiếp nhận ánh sáng trong mùa hè và sự thay đổi nhiệt độ của mùa thu, một năm với một mùa hè nóng nực sẽ là điều kiện tốt cho một mùa lá đỏ rực rỡ. Người chịu trách nhiệm của dự báo này cho biết : năm ngoái, nhiệt độ của mùa thu không giảm xuống đủ, nên màu sắc lá đỏ không đều, tuy nhiên năm nay có rất nhiều điều kiện tốt cho một mùa lá đỏ rực rỡ trên toàn đất nước Nhật Bản.
Theo nguồn tin báo Sankei Shimbun
|
18/09 |
18:49 |
Tháng 8, trong vòng một tháng, có tới 18,573 người bị nhập viện do cảm nắng.
Ngày 18/9, Cục phòng cháy chữa cháy thuộc Bộ nội vụ của Nhật cho biết : tháng 8, trong vòng chỉ một tháng có tới 18,573 người phải vào viện cấp cứu do cảm nắng, trong đó có tới 35 người tử vong. Số người bị nhập viện do cảm nắng trong tháng 8 năm nay xếp thứ 2 sau năm 2010 (28.448 người) kể từ khi bắt đầu thống kê từ năm 2008 đến nay.
Theo nguồn tin báo Yomiuri Shimbun
|
29/09 |
22:25 |
Do việc sử dụng thư điện tử, khả năng viết chữ Hán giảm 66%.
Theo Điều tra dư luận liên quan đến quốc ngữ vào ngày 20/9 của Cục văn hóa cho thấy có tới 66,5% người cảm thấy rằng với việc sử dụng kỹ năng thư điện tử bằng máy tính hay điện thoại hàng ngày, khả năng viết chữ Hán chính xác đã bị giảm đi, tăng hẳn 25,2 điểm so với 10 năm trước. Số người cảm thấy phiền phức khi phải viết chữ Hán bằng tay là 42,0%, cũng tăng 10,1 điểm. Cục văn hóa cũng chỉ ra rằng nếu xu hướng này lan rộng như hiện nay, sẽ phát sinh vấn đề nghiêm trọng đối với việc nâng cao khả năng tiếng Nhật cho trẻ em.
Theo nguồn tin báo Yomiuri Shimbun
|
Lễ hội Việt Nam, sự kiện giao lưu giữa hai quốc gia Nhật Bản và Việt Nam lớn nhất tại Nhật Bản trong năm đã được diễn ra nhộn nhịp tại công viên Yoyogi (Tokyo) ngày 15 và ngày 16 tháng 9 năm 2012.
Nhân dịp kỷ niệm tròn 5 tuổi, lễ hội Việt Nam năm nay được khai mạc với tiêu đề “Meet Vietnam!” (Gặp gỡ Việt Nam). Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam năm nay giới thiệu đến quan khách nhiều phương diện khác nhau như: ẩm thực, văn hóa, âm nhạc. Số người đã đến tham dự lễ hội năm nay ước tính khoảng 180.000 người, tăng 30.000 người so với năm ngoái. Các màn trình diễn thời trang áo dài, chương trình ca nhạc với các ca sỹ nổi tiếng Nhật Bản và Việt Nam đã làm cho không khí lễ hội vô cùng sôi động. Ngoài ra, các gian hàng bán đồ ăn Việt Nam, hay các gian hàng bán các sản phẩm từ Việt Nam, cửa hàng nào cũng được quan khách xếp hàng dài chờ đến lượt mua.
Rất nhiều các bạn cựu học sinh Kaizen Yoshida School xung quanh Tokyo đã đến tham dự đông đảo tại lễ hội.
Rất nhiều các bạn cựu học sinh Kaizen Yoshida School xung quanh Tokyo đã đến tham dự đông đảo tại lễ hội.
Đến tham gia lễ hội, Ban biên tập Bản tin Kaizen vô cùng vui mừng khi được gặp lại các bạn trong vóc dáng khỏe mạnh và thật trưởng thành sau những năm tháng thực tập tại Nhật Bản.
Năm sau sẽ là năm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Việt. Mong rằng chúng ta sẽ lại gặp nhau tại lễ hội Việt Nam tháng 9 năm 2013 nhé!
Nhật Bản cũng là một nước Á Đông. Do đó, giống như Việt Nam và nhiều nước khác, người Nhật cũng có rất nhiều điều kiêng kỵ khá thú vị. Những điều kiêng kỵ không đơn thuần chỉ là mê tín dị đoan mà nó được hình thành và phát triển qua lịch sử văn hóa xã hội lâu dài của đất nước mặt trời mọc nên mỗi điều kiêng kỵ đều có nguồn gốc và ý nghĩa riêng. Hiểu về phong tục và những điều người Nhật kiêng kỵ không chỉ giúp cho ta hiểu được lối sống và cách suy nghĩ của người Nhật mà còn tránh được sự thất lễ trong giao tiếp và sinh hoạt với họ.
1. Không được cắt móng tay vào ban đêm
Tại Nhật Bản, có điều cấm kỵ cho rằng “Cắt móng tay ban đêm thì không tốt”. Người ta cho rằng nếu cắt móng tay vào ban đêm thì sẽ không thể gặp được cha mẹ khi mất. Cũng có lý do cho rằng thời xưa vì không có dụng cụ cắt móng tay nên sử dụng là các loại dao, kéo, các vật dụng có cạnh sắc, nhọn trong điều kiện thiếu sáng nên dễ bị thương. Có nhiều giả thuyết không rõ ràng đưa ra như là “Cắt móng tay buổi tối” => “Cuộc đời ngắn lại” (夜爪=>世詰め)
2. Không được huýt sáo buổi tối
Trẻ con Nhật thường hay bị người lớn dọa rằng “Không được huýt sáo vào buổi tối. Vì nếu thổi sáo thì ma, quỷ sẽ tới”. Có vùng quan niệm kẻ trộm sẽ đến vì ngày xưa những kẻ trộm dùng tiếng huýt sáo để ra tín hiệu cho nhau.Dù như thế nào đi chăng nữa thì huýt sáo vào buổi tối sẽ mang tới điều không may.
3. Điều kiêng kỵ về số 4
Chữ số bốn trong mê tín của một số nước theo văn hóa chữ Hán trong đó có Nhật Bản do đồng âm với chữ “Tử” (nghĩa là chết) nên người ta thường kiêng số 4. Vì lý do này nên có sự mê tín coi chữ số 4 như một nỗi bất hạnh hoặc điềm gở.
Hiện nay ở Nhật trong số phòng của chung cư hoặc các khách sạn thì các căn phòng có số 4 đã không còn nữa, ví dụ như bên cạnh phòng số 203 là phòng số 205 hay tiếp tầng số 3 là tầng số 5. Tại bệnh viên nơi người ta không thích việc liên tưởng tới cái chết nên sự kiêng kỵ này càng mạnh mẽ. Đặc biệt là hai chữ số 42 và 49 người ta tránh những số này bởi nó khiến liên tưởng tới 死に(Shini – tử, chết) hay 死苦(Shiku – cái chết đau đớn).
4. Điều kiêng kỵ trong sử dụng đũa
-
Không được dùng đũa gõ vào bát
Đối với người Nhật gõ đũa hành vi xấu, bởi âm thanh khi gõ giống như hành vi mời gọi ma quỷ tới.
-
Không được dùng đũa chuyền thức ăn cho nhau
Dùng đũa để trao thức ăn cho người bên cạnh “Nối đũa” cũng là một điều cấm kỵ trong sử dụng đũa. Tại nơi hoả táng khi gắp hài cốt của người quá cố, hai người sẽ đồng thời dùng đũa chuyền nhau cho vào bình đựng di cốt, bởi dùng đũa để gắp cho vào nên thực hiện việc đó tại bữa ăn là điềm xấu. Hành động tạo ra hình ảnh về người đã khuất là điều cấm kỵ.
-
Không được cắm đũa lên bát cơm
Điều cấm kỵ trong sử dụng đũa với ý nghĩa giống như thế còn có “Dựng đứng đũa”. Người Nhật không bao giờ cắm đũa lên thức ăn và đặt biệt là lên bát cơm vì chỉ trong đám tang người ta mới cắm đũa lên bát cơm và đặt lên bàn thờ.