Chào các bạn TTS,
Hình bên là hình ảnh của một nét văn hóa lâu đời của Nhật Bản “Mizuhiki”. Đây là dây đan trang trí để gắn vào các món quà, nhằm gửi đến người nhận thêm nhiều may mắn và lời chúc phúc.
Trong Bản tin Kaizen tháng này, hãy cùng tìm hiểu về “Mizuhiki” nhé!
① Mizuhiki???
Định nghĩa
Mizuhiki là dây đan trang trí thường được gắn lên các khoản tiền mừng (mừng cưới, mừng thọ, v.v...) được làm từ giấy Nhật (Wa-shi) đã được gia công cứng bằng keo. Tùy màu sắc, số sợi dây và cách đan mà Mizuhiki sẽ có ý nghĩa hoàn toàn khác biệt.
Số sợi mizuhiki
Số sợi dây dùng để bện mizuhiki phải là số lẻ. Điều này là bởi vì tư duy âm dương và “Số chẵn là số âm, số lẻ và số dương” từ thời cổ đại. Ngoài ra, về cơ bản, người ta thường dùng 5 sợi để đan mizuhiki. Bên cạnh đó, vì trong tiếng Nhật số “9” có cùng âm đọc với chữ “Khổ” nên không được dùng 9 sợi dây để đan mizuhiki.
Ý nghĩa của 5 sợi dây đan mizuhiki
Ngoài ý nghĩa Ngũ hành, thì 5 sợi dây đan trong mizuhiki còn đại diện cho 5 ngón tay. Trong mizuhiki của tiền mừng hôn lễ, thì 5 sợi dây được xem là tượng trưng cho bàn tay đang nắm chặt lấy nhau của nhà trai và nhà gái.
② Các kiểu đan Mizuhiki
Cách đan cơ bản
Tên
|
Hình dáng
|
Giải thích
|
Hana musubi
Đan HOA
|
|
Từ việc kiểu đan này có thể làm đi làm lại nhiều lần, thì cùng với lời chúc phúc được nhắc đi nhắc lại, người gửi muốn gửi đến người nhận sự chúc phúc nồng nhiệt nhất. Đây là kiểu đan thường được sử dụng trong rất nhiều trường hợp.
|
Musubi Giri
Đan Thắt nút
|
|
Với ý nghĩa là được thắt chặt vào nhau, không gỡ ra được, nên đây là kiểu thắt thường được dùng trong Mừng Lễ cưới. Ngoài ra, kiểu đan này chỉ có thể thực hiện 1 lần (vì không sửa được) nên cũng có ý nghĩa là “Không lặp lại”, nên cũng được sử dụng để chúc cho những gia đình có chuyện buồn, bị thương, tai nạn, v.v... “không gặp lại những chuyện buồn như vậy thêm lần nữa”.
|
Awaji Musubi
Đan Bào ngư
|
|
Đây là kiểu đan phức tạp, khó gỡ, nên bao hàm ý nghĩa “nâng đỡ lẫn nhau, thắt chặt, không rời ra, lâu dài bền vững”. Ngoài ra, vì nó có hình dạng giống Bào ngư – một loại thức ăn quý giá, nhiều dinh dưỡng – nên mang hình ảnh tốt đẹp, chúc phúc.
|
Cùng biết nhiều kiểu đan mizuhiki hơn nữa nào!!!
Tên
|
Hình dáng
|
Giải thích
|
Ume musubi
Đan Hoa mai
|
|
Đây là mẫu đan theo hình hoa mai – loài hoa nở vào đầu xuân – mang ý nghĩa vươn lên, nỗ lực tồn tại. Kiểu mizuhiki này có thể dùng cho bất kỳ trường hợp nào.
|
Yotsuba Musubi
Đan Cỏ bốn lá
|
|
Bốn chiếc lá của yotsuba thể hiện “Hạnh phúc”, “Tín ngưỡng”, “Ái tình”, “Hi vọng”, nên những món quà được gắn thêm mizuhiki kiểu cỏ bốn lá này sẽ được gửi cho người nhận cùng với rất nhiều hạnh phúc!
|
Wa musubi
Đan Vòng tròn
|
|
Đây là kiểu đan phá cách của kiểu đan Musubi-giri với ấn tượng hoa lệ, lộng lẫy, thường được sử dụng để chúc phúc cho các buổi lễ tiệc cưới thân mật, ấm cúng.
|
Rất nhiều những ý nghĩa khác nhau, đúng không các bạn? Văn hóa Nhật Bản vô cùng tinh tế và tỉ mỉ - càng tìm hiểu, các bạn sẽ càng bắt gặp nhiều nét văn hóa đáng trân trọng của Nhật! Hãy cùng tìm hiểu và yêu nước Nhật hơn nhé!!!
Nhắc đến mùa hè là nhắc đến Hanabi (pháo hoa)!!!
Hàng năm, chắc hẳn có rất nhiều bạn tận hưởng những buổi hanabi như thế này nhỉ? Nhưng, đã có lần nào bạn thắc mắc là tại sao các lễ hội hanabi thường được tổ chức vào mùa hè chưa???
“Vì mùa đông lạnh quá” – Đương nhiên không phải vậy rồi ^^!!!Vậy, chúng ta cùng tìm hiểu xem vì sao nhé!!!
① Nguồn gốc của Hanabi
Vào thời Edo, những trận đói và dịch bệnh đã cướp đi sinh mệnh của rất nhiều người.
Nhằm chấm dứt những thảm kịch đó, an ủi lòng dân, Tướng quân đời thứ 8 của Edo Mạc Phủ Tokugawa Yoshimune đã quyết định phóng lên trời những tia lửa (pháo hoa) để cầu nguyện và an ủi vong linh những người đã khuất. Đây được gọi là Sumidagawa Hanabi, và được xem là sự khởi đầu cho những lễ hội pháo hoa sau này.
Sau đó, đến thời kỳ Okuri-bon hàng năm, người Nhật có truyền thống bắn pháo hoa để tiễn “tổ tiên” về trời.
② Tại sao lại vào mùa hè?
Lễ Obon của Nhật bắt đầu từ ngày 13~16/8 (4 ngày) hàng năm, đây là “thời gian đón tổ tiên về nhà vào mỗi năm” – một nét văn hóa truyền thống của người Nhật.
Trong lễ O-bon:
Ngày 13: Mukae-bon (ngày đón ông bà), là ngày thắp lửa để “dẫn” tổ tiên về nhà.
Ngày 16: Okuri-bon (ngày tiễn ông bà), là ngày thắp lửa để “tiễn” tổ tiên về trời.
Đặc biệt, ngày okuri-bon còn được gọi là ngày “tiễn linh hồn – shouryou-okuri”, trong ngày này, người Nhật thường tổ chức bắn pháo hoa hoặc thả hoa đăng để giúp cho tổ tiên về thiên đàng vui vẻ, bình an, thuận lợi.
Với lý do như vậy, các lễ hội pháo hoa bao giờ cũng được tổ chức vào mùa hè.
③ Bảng xếp hạng của các lễ hội pháo hoa năm nay
Hạng
|
Tên lễ hội – Thời gian
|
Địa điểm
|
Số phát
|
|
Lễ hội pháo hoa Adachi lần thứ 37
Ngày tổ chức: 2015/7/18 (thứ Bảy)
|
Adachi-ku, Tokyo
|
12,000
|
|
Lễ hội pháo hoaKanagawa-shinbun lần thứ 30
Ngày tổ chức: 2015/8/4(thứ Ba)
|
Nishi-ku, Yokohama, Shinagawa
|
15,000
|
|
Lễ hội pháo hoa trên biển Minato Kobe lần thứ 45
Ngày tổ chức: 2015/8/8 (thứ Bảy)
|
Chuo-ku, Kobe
|
10,000
|
|
Lễ hội pháo hoa Sumidagawa lần thứ 38
Ngày tổ chức: 2015/7/25 (thứ Bảy)
|
Sumida-ku, Tokyo
|
20,000
|
|
Lễ hội Exciting Hanabi 2015 lần thứ 40 Edogawa-ku
Ngày tổ chức: 2015/8/1 (thứ Bảy)
|
Edogawa-ku, Tokyo
|
14,000
|