Có nhiều người nói rằng “Đường nào cũng về La Mã”, nên phó thác con đường sự nghiệp của mình cho hai chữ “duyên nợ”. Gắn bó được với nghề đã chọn, họ gọi là “hữu duyên”, còn nếu vì một lý do gì đó phải rẽ hướng họ kết luận “hết duyên”.
Đây là tâm lý mà Esuhai cũng dễ dàng bắt gặp trong quá trình phỏng vấn. Bài viết ngày hôm nay dành cho những ai xem thường tầm quan trọng của career path.
“Đường nào cũng về La Mã” quả không sai, nhưng liệu rằng bạn có bao nhiêu năm trong cuộc đời để khám phá quá nhiều con đường như vậy? Nếu thất bại trong hướng nghiệp sẽ dẫn đến tình trạng nhiều bạn trẻ không biết mình phải làm gì sau khi tốt nghiệp Đại học, luôn chấp nhận những bắt đầu không biết sẽ về đâu, gây lãng phí thời gian và nguồn lực của bản thân cũng như xã hội. Còn thất bại trên con đường sự nghiệp sẽ dẫn đến sự loay hoay không đáng có. Ngày mai của bạn phụ thuộc vào việc “chờ thời”, chờ một ngày đẹp trời nếu có cũng được không có cũng không sao? Đã có ai từng nuôi tâm lý này mà vẫn thành công rực rỡ chưa???
Do đó, mỗi người nên cụ thể hóa sự cầu tiến của mình bằng một career path thật rõ ràng, chỉ có như vậy bạn mới có thể tìm ra con đường đúng đắn và nắm bắt được tương lai.
Với những ứng viên nhiều kinh nghiệm, trong quá trình phỏng vấn họ còn thử “ướm” xem career path của mình đặt ở công ty này có thành công hay không? Nếu không vừa khớp hoặc không thể “gò” cho khớp thì rất có thể họ đã chọn nhầm công ty để phỏng vấn, nhưng chắc chắn họ sẽ đưa ra quyết định đúng đăn và không chọn nhầm công ty để gắn bó.
Đã bao giờ bạn làm được điều đó chưa? Hay sự lựa chọn của bạn thường dựa trên những yếu tố sau:
-
Mức lương đề xuất khá hấp dẫn
-
Khoảng cách di chuyển từ nhà đến công ty không xa lắm
-
Công ty có nhiều ngày nghỉ trên tuần hay nhiều ngày phép trên năm
-
Công ty có thương hiệu lớn được nhiều người biết đến
-
…
Esuhai cũng là một trong những doanh nghiệp đáp ứng khá tốt những tiêu chí về phúc lợi như sự kỳ vọng của phần lớn ứng viên, nhưng chúng tôi không khuyến khích các bạn xem đó là nhân tố cốt lõi để quyết định. Lý do là vì career path đóng vai trò đặc biệt quan trọng đến sự phát triển của một cá nhân; và điều này đóng góp những giá trị không nhỏ vào sự phát triển của xã hội. Người có career path rõ ràng sẽ có thể:
-
Được làm việc đúng môi trường mà họ có thể tỏa sáng
-
Không ngừng phấn đấu, không ngừng phát triển
-
Tìm được đam mê trong công việc
-
Luôn học đúng thầy, chơi đúng bạn
-
Mãn nguyện ở mỗi giai đoạn trong đời
-
Có nhiều đóng góp cho xã hội.
-
Đạt được những thành công nhất định như mục tiêu đề ra
Việc có được career path sớm giống như sở hữu được bản đồ đi tìm kho báu. Đối với những ứng viên đã có nhiều kinh nghiệm làm việc, Esuhai không đánh giá cao câu hỏi “Không biết công ty đã xây dựng career path cho vị trí này như thế nào?”. Thẳng thắn mà nói lộ trình thăng tiến của bạn tại một công ty có khả thi hay không còn phụ thuộc vào đóng góp và nỗ lực của bạn. Vì thế quản lý nơi bạn làm việc chỉ đóng vai trò cố vấn không có chức năng xây dựng career path chi tiết cho bạn, nhiều lắm chỉ là cột mốc cần đạt.
Ngoài ra việc tự mình xây dựng career path cho bản thân giúp bạn giảm thiểu rủi ro “đập đi xây lại” khi chuyển đổi môi trường làm việc. Do đó hãy chủ động để thành công bạn nhé.
Chúc các bạn xây dựng một career path thành công và thành công với career path của mình.