scroll top
Tin này thuộc chuyên mục: Tin tức & Sự kiện
[TGĐ Lê Long Sơn trả lời phỏng vấn báo Mainichi] Cựu Du học sinh đến từ Việt Nam kỳ vọng chế độ mới "Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chính là cầu nối giữa hai quốc gia"
13/12/2023
1469
Ngày 24/11, chương trình "Thực tập kỹ năng" - chương trình tiếp nhận lao động nước ngoài với mục đích "đóng góp quốc tế" - dự kiến sẽ được cải cách theo đề xuất của Hội đồng các chuyên gia Chính phủ. Tuy nhiên, chương trình Thực tập sinh kỹ năng này cũng bị lên án thay vì với mục đích chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển nhưng thực tế nó lại được áp dụng như một công cụ để phân bổ lực lượng lao động.

00:00
00:00

Nhìn thấy cả mặt tích cực và tiêu cực của chương trình này, một cựu Du học sinh Việt Nam (Ông Lê Long Sơn) tin rằng "Đào tạo nhân sự để trở thành cầu nối giữa hai quốc gia" là chìa khóa trong chương trình mới này.

Ông Lê Long Sơn (53 tuổi), quốc tịch Việt Nam, đã sang Nhật du học ngành Cơ khí tại Trường Cao học Nông nghiệp và Công nghệ Tokyo vào năm 1995. Trong thời gian học tập tại Nhật, ông đã làm thêm công việc thông dịch cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên có cơ hội gặp nhiều Thực tập sinh đồng hương người Việt Nam.

Ông Lê Long Sơn (ở giữa) - Tổng Giám đốc Công ty Esuhai, người đã phát biểu tại Hội nghị ở Quận Chiyoda - Tokyo, vào ngày 8 tháng 11 năm 2023. (Nguồn ảnh: Tatsuro Tamaki)

Ông Lê Long Sơn (ở giữa) - Tổng Giám đốc Công ty Esuhai, người đã phát biểu tại Hội nghị ở Quận Chiyoda - Tokyo, vào ngày 8 tháng 11 năm 2023. (Nguồn ảnh: Tatsuro Tamaki)

Ông Lê Long Sơn chia sẻ đã rất ấn tượng với chương trình đào tạo tại chỗ (OJT) dành cho các Thực tập sinh kỹ năng. Trong đó, cấp trên và các anh chị đi trước sẽ hướng dẫn người mới trong công việc hàng ngày. Tuy nhiên, ông cũng thấy nhiều Thực tập sinh không hiểu tiếng Nhật và dường như họ đang gặp căng thẳng trong mối quan hệ đồng nghiệp.

Ông nghĩ nếu có nhiều lao động đưa về áp dụng vào Việt Nam các kỹ thuật đã học hỏi từ những công ty đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản, điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển cho đất nước. Với suy nghĩ này, sau khi về nước, ông đã thành lập công ty phái cử Thực tập sinh "Esuhai" vào năm 2006.

Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và mở rộng hoạt động kinh doanh lĩnh vực phái cử lao động cho doanh nghiệp tư nhân, và số lượng các cơ quan phái cử Thực tập sinh, hay còn gọi là các “cơ quan phái cử” đã tăng lên một cách chóng mặt. Dựa trên kinh nghiệm của mình, công ty Esuhai đảm bảo rằng các Học viên của họ phải học tiếng Nhật, tác phong và văn hóa Nhật Bản trong khoảng 1 năm.

Khi mới thành lập Esuhai, nhiều học viên đã bỏ học. Họ nói: "Tôi có thể sang Nhật ngay mà đâu cần phải học nhiều đâu!". Lý do là vì họ đã nghe theo lời có cánh của những người môi giới. Dù vậy, có những học viên chọn ở lại và đã nhận được đánh giá cao từ các công ty Nhật Bản, trong đó nhiều bạn đã chọn được cho mình công việc phù hợp với nguyện vọng của bản thân tại Nhật.

Khoảng 15.000 người Việt Nam đã tham gia tại Esuhai và sang Nhật Bản làm việc với tư cách là Thực tập sinh, trong đó khoảng 8.000 người đã hoàn thành chương trình Thực tập sinh kỹ năng trở về nước. Sau khi về nước, nhiều bạn trong số đó đã bắt đầu khởi nghiệp hoặc đảm nhận các vị trí Quản lý tại các chi nhánh tại Việt Nam của các công ty Nhật Bản, và cũng đã có không ít bạn thành công như chương trình Thực tập sinh kỹ năng này hằng mong đợi.

Tuy nhiên, ông Lê Long Sơn vẫn lo ngại về những khía cạnh tiêu cực vốn thường hay được gắn vào chương trình Thực tập sinh kỹ năng này. Mặc dù, cho đến nay tỷ lệ rời bỏ khỏi nơi làm việc của học viên do Công ty Esuhai phái cử sang Nhật gần như bằng 0.

Nhưng riêng năm 2022, tính trong toàn bộ chương trình Thực tập sinh kỹ năng thì số người bỏ trốn đã là 9006 người. Lý do là các mâu thuẫn cá nhân tại nơi làm việc, điển hình là vấn đề bạo lực, ngoài ra còn có những bất cập khác là đào tạo tiếng Nhật không đủ dành cho Thực tập sinh trước khi sang Nhật hay các Thực tập sinh này bị gánh một khoản vay lớn trước khi đi.

Theo đề xuất trong hội nghị Chuyên gia, người lao động phải đậu kỳ thi tiếng Nhật cấp cao với mức độ khó khác nhau để chuyển giai đoạn sang chương trình mới, lên kỹ năng đặc định số 1, số 2. Ông Lê Long Sơn đánh giá cao ý tưởng này và ông chia sẻ: "Để hiểu nhau thì ít ra chúng ta phải nói chuyện được với nhau trước đã!"

Về khoản chi phí để tham gia chương trình trước khi đến Nhật Bản, ông đã đưa ra những nỗ lực tại Esuhai như một ví dụ cho việc cải thiện điều đó.Esuhai không chấp nhận phí dành cho môi giới và đưa ra các mức phí phù hợp, minh bạch, đồng thời đề nghị Nhà tuyển dụng Nhật Bản hỗ trợ một phần chi phí. Ông mong muốn chế độ mới cũng sẽ phổ biến các quy tắc thống nhất như vậy.

Ông Lê Long Sơn (ở giữa) - Tổng Giám đốc Công ty Esuhai, người đã phát biểu tại Hội nghị ở Quận Chiyoda - Tokyo, vào ngày 8 tháng 11 năm 2023. (Nguồn ảnh: Tatsuro Tamaki)

Ông Lê Long Sơn - Tổng Giám đốc Công ty Esuhai, người đã phát biểu tại Hội nghị ở Quận Chiyoda - Tokyo, vào ngày 8 tháng 11 năm 2023. (Nguồn ảnh: Tatsuro Tamaki)

Ông Lê Long Sơn cũng chia sẻ thêm: các học viên tại Esuhai cũng rất quan tâm những đề xuất trong chế độ mới từ Hội đồng các chuyên gia, để các bạn có thể yên tâm & phác thảo một kế hoạch tương lai sau này của mình hay không. Ông cũng chỉ ra: "Chừng nào các Nhà tuyển dụng còn xem nguồn nhân lực nước ngoài là "lao động giá rẻ", thì ngày càng sẽ có nhiều người tài không chọn Nhật Bản để làm nơi làm việc. Vậy chúng ta sẽ chọn những nguồn nhân lực như thế cho tương lai của xã hội Nhật Bản? Và việc Chính phủ & các Doanh nghiệp Nhật Bản phổ biến các thông tin quan trọng như thế này là điều thật sự cần thiết".

Chuyển ngữ từ bài viết của báo 毎日新聞: https://tinyurl.com/24ddc7bs

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này