Đối phó với COVID-19 “giảm lượng virus xuống còn 1/100”
16/12/2020
1024
Trong bài viết lần này, ESUHAI sẽ giới thiệu với các bạn các biện pháp phòng chống lây nhiễm “giảm lượng virus xuống còn 1/100” từ đề xuất của phó giáo sư Miyazawa Takayuku thuộc Viện nghiên cứu virus và y học tái tạo Đại học Kyoto.
00:00
00:00
Phó giáo sư Miyazawa Takayuku là giáo sư đang nghiên cứu về virus. Giảm thiểu virus trong cuộc sống hằng ngày chính là phòng chống lây nhiễm.
Nguồn: Adobe Stock
1. Đối sách là “giảm lượng virus xuống còn 1/100”
Khi COVID-19 mới vừa lây nhiễm, do khả năng miễn dịch cơ thể hoạt động không đủ nên khả năng lây nhiễm sang những người xung quanh sẽ cao. Tuy nhiên, nếu hoạt động miễn dịch tốt thì virus trong cơ thể sẽ giảm dần. Khoảng một tuần từ lúc lây nhiễm lượng virus sẽ giảm dần khoảng 1/100, và hầu như không có khả năng lây nhiễm cho người khác.
Nói cách khác, nếu giảm lượng virus xuống còn 1/100 so với khi khả năng lây nhiễm cao, thì khả năng phòng lây nhiễm sẽ cao lên.
2. Cách giảm virus một cách cụ thể
Lượng virus càng nhiều thì tình trạng bệnh sẽ càng trở nặng và khả năng lây nhiễm sẽ cao. Chính vì vậy, tạo thói quen giảm virus hằng ngày rất quan trọng. Hãy cùng nhau kiểm tra cách giảm virus cho từng đường lây nhiễm nhé.
① Truyền nhiễm qua nước bọt bay trong không khí
Nguy cơ lây nhiễm cao nhất là lây nhiễm qua nước bọt trong không khí. Cùng phòng tránh bằng khẩu trang nhé. Tuyệt đối tránh tình trạng nước bọt bắn vì không đeo khẩu trang. Nếu đeo khẩu trang thì nước bọt bắn từ người truyền nhiễm sẽ là 1/100, nguy cơ người đối diện nếu hít phải nước bọt bắn đó là 1/10 thì có thể tính là“10 x 10 = 1/100”.
Nguồn: Adobe Stock
② Lây nhiễm do tiếp xúc
Có thể đề phòng bằng cách rửa tay. Dù chỉ rửa tay 15 giây bằng nước đi chăng nữa thì lượng virus dính trên tay cũng có thể giảm xuống còn 1/100.
③ Lây nhiễm qua không khí
Lây nhiễm qua không khí nghĩa là lây qua hơi thở. Lây nhiễm COVID-19 qua không khí sẽ phát sinh khi chúng ta ở trong tình trạng “mitsu” (đông đúc, phòng kín và khoảng cách gần). Tránh “3-mitsu” là biện pháp tốt nhất.
Ngoài ra, virus được cho là lây nhiễm qua đường không khí sẽ có số lần tái sinh cơ bản của virus (※) vượt lên (8). Nếu COVID-19 ở Nhật bản là khoảng
(1.7), thì chỉ số cũng thấp hơn (2.0~2.4) so với cúm influenza phổ biến vào mùa đông. Ở thời điểm hiện tại, không có báo cáo nào lây nhiễm tập thể do truyền nhiễm qua không khí. Chính vì vậy, không cần phải lo lắng quá về việc lây nhiễm qua không khí.
※ Số lần tái sinh cơ bản của virus là số liệu mà 1 người nhiễm sẽ lây cho bao nhiêu người
3. Lý do ở Nhật ít người người bệnh nặng, người chết
Phần lớn liên quan đến thói quen sinh hoạt của người Nhật.
Ví dụ, ở Nhật không có thói quen ôm, hôn hoặc đi giày vào nhà. Có thói quen rửa tay trước khi ăn, thường có thói quen rửa tay, hầu như không có ai chống lại việc đeo khẩu trang. Vô tình, thói quen giảm lượng virus sẽ hạn chế được việc lây nhiễm.
Các bạn Thực tập sinh thân mến
Như một đối sách với việc lây n hiễm, ESUHAI nghĩ các em hiện đã có các thói quen (1) đeo khẩu trang, (2) rửa tay/ khử trùng, (3) tránh 3-mitsu rồi, nhưng một lần nữa ESUHAI nhận thấy sự quan trọng của 3 điều này. Nguyên nhân lây nhiễm và làm bệnh chuyển biến nặng nằm ở lượng virus. Về cơ bản, không để virus này xâm nhập vào cơ thể hay đi ra bên ngoài. Vì vậy cần thực hiện triệt để các biện pháp chống lây nhiễm bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay, v.v.. Hầu hết những người bị lây nhiễm là do bị nước bọt bắn vào, lây nhiễm do tiếp xúc, vì vậy lây nhiễm qua không khí không quá đáng sợ, nhưng các em cũng không đến những nơi đông người hay những nơi không được thông thoáng.
Để tình hình hiện tại được lắng xuống sẽ mất thời gian, nhưng khi các em gặp các vấn đề không được thuận lợi thì cũng đừng nghĩ “tại COVID-19” mà hãy luôn hướng đến phía trước. Những lời nói ra từ miệng mình thì những người xung quanh cũng nghe thấy đó. Hãy nhận thức rằng, dùng lời nói làm cho những người xung quanh nghe vào sẽ trở nên tích cực và hạnh phúc. Thời gian này sẽ vất vả cho các em nhưng chỉ cần diễn đạt “do COVID-19” thành “nhờ COVID-19” thì cũng đã khác nhau rồi.
Nguồn:
Công ty TNHH dược phẩm Keiei “Câu chuyện rửa tay hiệu quả cũng là cách ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19” https://www.tepika.net/.../
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản “Dữ liệu cơ bản liên quan đến bệnh cúm influenza”, khả năng lây nhiễm (trang4) https://www.mhlw.go.jp/...pdf
Miyazawa Takayuku “Tác chiến 1/100” Nếu có kiến thức về virus học thì COVID-19 không đáng sợ. Đó là chìa khóa để phòng dịch~ (“Tiêu chí của người phát biểu” “được đăng lên số tháng 7 năm 2020” http://trans.kuciv...pdf