scroll top
Thông tin liên quan JLPT
Thông tin JLPT
Bí kíp hay cho Kỳ thi Năng lực Nhật ngữ JLPT tháng 07/2022
Đăng bởi Admin ngày 05-06-2022
6366
0
Chẳng mấy chốc thì kỳ thi Năng lực Nhật ngữ JLPT tháng 07 này sẽ chính thức bắt đầu, sau một thời gian ôn luyện chăm chỉ, bạn đã thật sự sẵn sàng chưa? Hãy bỏ túi ngay những bí kíp hay ho sau đây để áp dụng trong quá trình ôn luyện và đi thi giúp chinh phục được mục tiêu bạn đã đề ra nhé. Esuhai - Kaizen chúc bạn bình tĩnh và đạt được số điểm cao nhất trong kỳ thi sắp tới!

Ngủ đủ giấc để có tinh thần sảng khoái: Thông thường bạn hay ôn bài sát ngày thi và đi ngủ rất trễ, tuy nhiên điều này càng gây áp lực và căng thẳng, lại khiến cơ thể bạn hôm sau mệt mỏi, không thể phát huy được 100% năng lực. Chính vì vậy, bạn đừng thức quá khuya và nên dậy sớm để chuẩn bị, có thời gian thư thả ăn sáng giúp tinh thần thật tốt để sẵn sàng “chiến đấu”.

Nhớ mang giấy báo dự thi: Giấy báo dự thi thường được gửi đến tay bạn khoảng 2 tuần trước đó, đôi khi việc quên giấy báo dự thi làm bạn hốt hoảng, tuy nhiên các loại giấy tờ như chứng minh nhân dân, bằng lái xe,…vẫn có thể giúp bạn vào phòng thi. Vì thế mà hãy chuẩn bị thật đầy đủ giấy báo dự thi và cả giấy tờ tùy thân để không phải rơi vào tình trạng “xoắn” lên nhé!

Mang theo những vật dụng tối quan trọng gồm bút chì, đồ gọt bút, tẩy, đồng hồ,… nếu ví những thí sinh như những chiến binh thì những vật dụng này như là vũ khí chiến đấu, bạn không nên để đến ngày thi mới đi mua hoặc mượn thì sẽ mất nhiều thời gian, gây tâm lý hoang mang không cần thiết. Đặc biệt là có đồng hồ cá nhân sẽ giúp bạn canh chuẩn xác thời gian hoàn thành bài thi tốt.

Nắm chắc thời gian thi cũng như phân chia thời gian làm bài thi là rất quan trọng, do đó, để tránh trường hợp bị bỏ sót các câu hỏi, bạn cần trang bị một số mẹo hay để có thể hoàn thành tốt được bài thi mà không cảm thấy tiếc nối.

Sau đây là bảng thống kê các cấp độ thi JLPT và thời gian thi cố định cho từng phần:

CẤP ĐỘ THI PHẦN THI VÀ THỜI GIAN (tính theo phút)
Từ vựng Ngữ pháp Nghe
N1 110 60
N2 105 50
N3 30 70 40
N4 30 60 35
N5 25 50 30
Cấp độ thi: N1
Từ vựng và ngữ pháp: 110 (phút)
Nghe: 60 (phút)
Cấp độ thi: N2
Từ vựng và ngữ pháp: 105 (phút)
Nghe: 50 (phút)
Cấp độ thi: N3
Từ vựng: 30 (phút)
Ngữ pháp: 70 (phút)
Nghe: 40 (phút)
Cấp độ thi: N4
Từ vựng: 30 (phút)
Ngữ pháp: 60 (phút)
Nghe: 35 (phút)
Cấp độ thi: N5
Từ vựng: 25 (phút)
Ngữ pháp: 50 (phút)
Nghe: 30 (phút)

Phần Đọc hiểu:

Là một thách thức không nhỏ với những người học tiếng Nhật, không chỉ với bảng chữ cái khó nhằn như Hiragana, Katakana, Kanji mà phần ngữ pháp cũng phức tạp, dễ gây nhầm lẫn,… chính vì vậy bạn cần ghi chép lại các mẹo nhỏ sau nhé!

Các dạng bài thường xuất hiện trong phần Đọc hiểu:

Dạng 1: Bài đọc ngắn (1 đoạn văn – 1 câu hỏi) - Bạn nên đọc câu hỏi trước để hiểu được đề bài đang hỏi cái gì, sau đó mới đọc nội dung và xác định ý tác giả là gì? Kế tiếp là đọc 4 đáp án, loại trừ những đáp án không hợp lý, từ đó có thể chọn ra đáp án chính xác. - Với dạng bài này, mẹo làm bài là bạn hãy gạch chân những nội dung sai khác ở các đáp án, dùng phương pháp loại trừ và chọn ra đáp án đúng. Dạng 2: Bài đọc dài (1 bài đọc sẽ có nhiều câu hỏi) - Đọc câu hỏi trước khi đọc đoạn văn, thường thì câu hỏi cuối cùng là câu hỏi bao quát nội dung: đoạn văn ấy nói về cái gì? Hay tác giả muốn nói gì? - Những câu hỏi còn lại thường tương ứng với thứ tự của đoạn văn: ví dụ như câu 1 liên quan đến đoạn đầu, nên bạn chú ý vừa đọc câu hỏi vừa đọc đoạn văn và vừa trả lời. Dạng 3: Bài đọc hiểu tìm thông tin. - Loại bài này thường nằm cuối đề thi đọc hiểu và khá dễ lấy điểm, bạn nên làm đầu tiên trong phần thi đọc hiểu. - Ở dạng bài này, bạn cũng đọc câu hỏi trước, tìm những nội dung liên quan và thực hiện phương pháp loại trừ để chọn đáp án chính xác nhất.

Phần Từ vựng - Chữ Hán:

Đây là phần thi tương đối “khó nhằn” với các thí sinh vì cần phải có nền tảng kiến thức đủ, bên cạnh đó là phải thật cẩn thận bởi từ vựng chữ Hán nếu chỉ nhầm 1 nét thôi cũng có thể chọn sai đáp án. Cách tốt nhất để bạn làm tốt phần thi này chính là phải luyện tập thật nhiều đề và đọc thật nhiều, qua đó vốn từ vựng và chữ Hán của chúng ta sẽ tăng lên.

Sẽ có những dạng bài như sau:

Dạng 1: Đề bài sẽ cho chữ Kanji trong 1 câu và tìm cách đọc Hiragana tương ứng. Dạng 2: Ngược lại với bài 1, đề sẽ cho chữ Hiragana và thí sinh phải tìm ra chữ Kanji. Cả hai dạng bài này yêu cầu bạn phải nắm được cách đọc chữ Hán mới có thể làm tốt được. Dạng 3: Tìm từ vựng phù hợp với ý nghĩa: Bạn cần dịch được tương đối nội dung của câu và hiểu nghĩa của các đáp án, lựa chọn đáp án chính xác nhất. Dạng 4: Tìm cụm từ có cùng ý nghĩa: Bạn phải dịch được nghĩa của từ gốc, sau đó gạch chân các câu có nội dung khác với với câu gốc rồi chọn ra những từ/cụm từ gần nghĩa nhất, tiếp đến là loại trừ dần để đưa ra đáp án chính xác. Dạng 5: Tìm cách sử dụng đúng của từ: Bạn cần hiểu rõ nghĩa của từ và hoàn cảnh sử dụng của từ để chọn được đáp án chính xác.

Phần ngữ pháp

Tiếng Nhật nổi tiếng là thứ tiếng khó nhất thế giới cũng bởi vì cấu trúc ngữ pháp đa dạng và khá phức tạp. Vì vậy để đạt điểm tốt nhất cho phần thi này bạn cần chú ý các dạng bài thi như sau:

Sẽ có những dạng bài như sau:

Dạng 1: Lựa chọn động từ/mẫu ngữ pháp phù hợp. - Ở dạng bài này, bạn cần chú ý đến từ gần chỗ trống đầu tiên và cuối cùng, sau đó bạn sẽ lựa chọn được 2 từ phù hợp tương ứng ở vị trí đầu và cuối. Còn 2 từ ở giữa bạn sắp xếp ngữ pháp, ý nghĩa là sẽ hoàn thành được câu. Dạng 2: Sắp xếp những từ trong đáp án vào chỗ trống để hoàn thành câu. - Với những câu lựa chọn kính ngữ: chú ý những từ trong câu có mang sắc thái kính ngữ, trang trọng hay không? Đối với câu chọn động từ bị động/chủ động: chú ý các trợ từ, chủ ngữ để xác định rõ động từ… Dạng 3: Đề bài là 1 bài văn, có những chỗ trống và phải lựa chọn đáp án phù hợp để điền vào chỗ trống. - Đọc và dịch nghĩa đến đâu sẽ chọn đáp án phù hợp rồi điền vào chỗ trống tới đó. Như vậy, sẽ tiết kiệm được thời gian làm bài và sẽ hiểu nội dung dễ dàng hơn.

Phần Nghe hiểu

Phần nghe hiểu cũng là một chướng ngại vật của kỳ thi JLPT, bởi lượng từ vựng rất lớn và người Nhật nói nhanh thường hay nuốt âm. Để hoàn thành phần thi này thật tốt thì chắc chắn bạn phải có một thời gian ôn luyện chăm chỉ trước đó.

Bởi chỉ được nghe 1 lần duy nhất nên điều bạn cần lưu ý khi nghe chính là kiên trì và tập trung hoàn toàn. Cố gắng nghe từ khóa có trong bài, không nên cố dịch ra tiếng Việt vì lúc đó sẽ làm bạn phân tán tư tưởng và không kịp nghe nội dung phía sau đó.

Các dạng bài thi nghe hiểu trong JLPT:

Dạng 1: Nghe có hình vẽ. - Bạn sẽ được nghe câu hỏi trước nên cần hiểu chính xác nội dung câu hỏi: hỏi về cái gì? Hay hỏi ai? Chú ý xác định, câu hỏi là nam hay nữ? Nghe chọn lọc thông tin “ngay sau đó” là hành động gì?... Dạng 2: Nghe không có hình vẽ. - Bạn cần nghe chính xác câu hỏi trước, trong quá trình nghe thì ghi chú lại những thông tin quan trọng liên quan đến câu hỏi, sau đó nghe câu hỏi lại 1 lần nữa rồi lựa ra đáp án chính xác nhất trong 4 câu trả lời.

Vậy là chỉ còn 1 tháng nữa thôi là kỳ thi JLPT kỳ tháng 07 sẽ diễn ra, chính vì vậy trong thời gian nước rút này, bạn hãy áp dụng những mẹo trên trong quá trình làm thử đề thi nhé! Esuhai - Kaizen hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm sự tự tin để hoàn thành tốt bài thi của mình, chúc các bạn thành công!

0 bình luận
Gửi bình luận
Nơi kết nối và chia sẻ giữa các học viên Kaizen về kinh nghiệm học và thi tiếng Nhật hoặc đơn thuần là chào hỏi động viên.
Vui lòng nhập nội dung bên dưới
Vui lòng check "Tôi đồng ý với Quy định và Thỏa thuận sử dụng khi bình luận."
HỌ TÊN BẠN*
BẠN LÀ*
ĐỊA CHỈ EMAIL (địa chỉ email sẽ không được hiển thị)
BÌNH LUẬN CỦA BẠN*