scroll top
Tin này thuộc chuyên mục: Thông tin Nhật Bản
Loài hoa của mùa thu Nhật Bản biểu tượng cho tình yêu vĩnh cửu
03/10/2019
8300
Khi chiếc lá phong đầu tiên rơi xuống, người ta dễ dàng cảm nhận được vẻ dịu dàng của nàng thu. Nằm trong bảy loài hoa cỏ nổi tiếng của mùa thu Nhật Bản, hoa cát cánh sở hữu vẻ đẹp thanh tao và kiêu hãnh. Loài hoa này đã tạo nên một hương vị mùa thu rất riêng - hương tình yêu vĩnh cửu.

 

ky-su-lam-viec-tai-nhat-ban-esuhai-1

Hoa cát cánh (Nguồn: Internet)

Vì sao nàng là cát cánh Kikyo? 

Hoa cát cánh hay còn gọi là kết cánh là loài thực vật sống lâu năm, họ hoa chuông, thường phân bố ở khu vực đông bắc Châu Á trong đó có Nhật Bản. Ở Nhật, cát cánh là một trong những dấu hiệu không thể thiếu của mùa thu, có tên gọi KIKYO  ききょう (Kanji: 桔梗).Trong văn hóa Nhật Bản, Kikyo mang hàm nghĩa là tình yêu vĩnh cửu, đây cũng là tên của một nhân vật trong loạt truyện manga và phim anime InuYasha của nữ nhà văn Takahashi Rumiko. Trong anime, Kikyo là mối tình đầu của InuYasha (khuyển dạ xoa), nàng là người mà InuYasha yêu thương nhất. Kikyo có một cuộc đời đau khổ và được tái sinh ở kiếp sau với cái tên Kagome. Song, mối tình của Kikyo và InuYasha vẫn là mối tình sầu thảm nhất trong thế giới manga và anime.

ky-su-lam-viec-tai-nhat-ban-esuhai-1

Chân dung nàng Kikyo trong anime (Nguồn: Internet)

Còn có tên gọi là Endymion, cát cánh có riêng một giai thoại về tình yêu thầm lặng. Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Mặt Trăng Selene thầm yêu một chàng trai chăn cừu tên là Endymion. Endymion không biết đến tình yêu đó, chàng chỉ ước được trẻ đẹp mãi mãi, chấp nhận lời khấn cầu này thần Zeus đã ban cho chàng giấc ngủ thiên thu. Selene buồn rầu, hàng đêm khi bóng tối bao phủ nàng lại xuống trần gian thăm Endymion trong đau đớn và tuyệt vọng. Nhiều ý kiến cho rằng, hoa cát cánh còn là nước mắt của vị thần này.

ky-su-lam-viec-tai-nhat-ban-esuhai-1

ky-su-lam-viec-tai-nhat-ban-esuhai-1

Cát cánh Kikyo (Nguồn: Internet)

Vốn là loài duy nhất trong chi Platycodon (ghép giữ chữ Platys là rộng và Condon là chuông), Kikyo nở hoa trông như chiếc chuông rộng và có nhiều màu như lam, tím và hồng. Với sức sống bền bỉ, Kikyo biểu tượng cho lòng chung thủy, sự kiên định và trung thành. Loài hoa này hướng đến một tình yêu duy nhất và vĩnh cửu, theo wikilover nhận định: “Các bạn trẻ yêu thích hoa cát cánh vì hoa còn có ý nghĩa là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt và bền bỉ, hoa cũng tượng trưng cho người con gái khi yêu. Dù mỏng manh, yếu đuối nhưng vẫn tràn đầy nghị lực, biết hi vọng và chờ đợi. Ý nghĩa cơ bản của hoa cát cánh là tình yêu thầm lặng và bền bỉ”.

ky-su-lam-viec-tai-nhat-ban-esuhai-1

Rừng hoa cát cánh (Nguồn: Internet)

Một trong những nét đặc trưng của hoa cát cánh là mùi hoa rất thơm, hoa thường là quà tặng dành cho người đang yêu với mong ước một tình yêu ngây thơ, trong sáng. Những mùa hoa nở rộ, Kikyo tạo thành một rừng hoa tím biếc như một bức tranh dành tặng cho người người khi thu đến nhưng hoa sẵn sàng khước từ ngay khi bị chiếm đoạt: những đóa hoa hình quả chuông sẽ rủ xuống nhanh chóng một khi chúng bị hái. Các bạn đang học tập và làm việc tại Nhật Bản có thể tìm đến "Xứ sở cát cánh” ở chùa Kokusho, thành phố Kameoka, Kyoto hoặc chùa Kosho ở thành phố Shuchi, tỉnh Fukuoka để chiêm ngưỡng loài hoa xinh đẹp này. Tại chùa Rozan ở quận Kamigyo, Kyoto – nơi Murasaki Shikibu từng viết nên kiệt tác “Truyện Genji”, vườn hoa Cát cánh của chùa đã từng được gọi là “Vườn Genji" vào thời Showa nữa đó. 

Khi tình yêu chữa bệnh

Loài hoa dại cứng cỏi mang tên cát cánh còn có những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, bộ phận thường dùng làm thuốc là rễ hoặc lá cây. Theo Y học cổ truyền, cát cánh vị đắng có tác dụng tuyên phế, khứ đàm, lợi yết, bài nùng, khai thông phế khí. Hoa cát cánh chữa được tình trạng ho nhiều đờm, họng đau nói khàn, áp – xe phổi, viêm họng sưng đau, lỵ hay tiểu tiện không lợi.

ky-su-lam-viec-tai-nhat-ban-esuhai-1

Cây hoa cát cánh là dược liệu trong Đông y (Nguồn: Internet)

 Một số loại sách cổ cũng đề cập đến tác dụng của cát cánh, trong sách “Dược tính bản thảo” cho rằng: Cát cánh thường dùng điều trị các bệnh như khí thấu nghịch, đàm điện, phá huyết, nhiệm độc, chủ phế khí, tiêu tích tụ, trẻ em bị động kinh hoặc khử tích khí. Còn sách “Trùng dược học” cho rằng: cát cánh có thể giảm đau, giảm nhiệt, chống viêm loét dạ dày và an thần. Khi kết hợp với các vị thuốc khác, cát cánh còn có nhiều công dụng khác như: đau mắt, đau răng, đau bụng đối với phụ nữ mang thai,...

ky-su-lam-viec-tai-nhat-ban-esuhai-1

Rễ cây cát cánh chữa các bệnh liên quan đến phế (Nguồn: Internet)

 

ky-su-lam-viec-tai-nhat-ban-esuhai 2. 1

Cát cánh trở thành hoa văn ở Nhật Bản

Ngoài vẻ đẹp và công dụng chữa bệnh, cát cánh còn được sử dụng phổ biến trong các ấn phẩm truyền thống của Nhật Bản. Nếu bắt gặp họa tiết này, hãy nhớ về "tình yêu vĩnh cửu" của đời mình và lưu giữ những kỷ niệm đẹp cùng hoa cát cánh Kikyo Nhật Bản, bạn nhé!

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này