scroll top
Tin này thuộc chuyên mục: Tin tức & Sự kiện
[TGĐ LÊ LONG SƠN TRẢ LỜI PHỎNG VẤN BÁO NHẬT] Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực làm việc tại Việt Nam và Nhật Bản
02/02/2023
897
"Nguồn nhân lực thông thạo tiếng Nhật của Việt Nam sẽ thúc đẩy sự phát triển của các công ty Nhật Bản, không chỉ ở Nhật Bản và Việt Nam mà còn lan rộng ra toàn khu vực ASEAN. Đó là một tương lai mà tôi muốn hướng đến..."

Công ty Esuhai là công ty đào tạo các thực tập sinh kỹ năng và kỹ sư Việt Nam một cách bài bản không chỉ về tiếng Nhật mà còn về văn hóa, cách suy nghĩ cũng như tác phong làm việc trước khi sang Nhật. Hiện tại, có khoảng 3.000 học sinh đang theo học tại 14 chi nhánh, sở hữu 130 giáo viên tiếng Nhật trong đó có 10 giáo viên người Nhật, tính đến nay đã đưa được khoảng 16.000 thực tập sinh sang Nhật Bản. Từ kinh nghiệm du học và làm việc tại Nhật Bản của mình, ông tin rằng việc đào tạo nguồn nhân lực có đam mê và hiểu biết về Nhật Bản gắn liền với sự phát triển của cả hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

Ông Lê Long Sơn - Tổng Giám đốc Esuhai Group

Sau khi tốt nghiệp khoa cơ khí trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM, vào năm 1995, Lê Long Sơn sang Nhật Bản. Năm 2000, ông tốt nghiệp chương trình học thạc sĩ khoa nghiên cứu công nghệ ngành cơ khí trường Đại học Nông nghiệp – Công nghiệp Tokyo. Năm 2001, ông khởi nghiệp bằng con đường đào tạo và phái cử nhân lực. Năm 2006, ông thành lập công ty ESUHAI và trường Nhật Ngữ KAIZENYOSHIDASCHOOL và vẫn đang vận hành đến hiện tại.

Trụ sở chính đặt tại TP.HCM, nhận vốn đầu tư của JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản) để xây dựng

Năm 1991, ông Long Sơn, khi ấy là sinh viên năm 3 trường Đại học Bách khoa TP.HCM đã có cơ hội sang Nhật Bản học tập.

“Tôi đã tham gia Hội thảo lưu học Nhật Bản được tổ chức sau khi Thầy Hoè – người sáng lập ra trường Nhật ngữ Đông Du vừa trở về từ Nhật Bản. Vốn dĩ tôi có niềm khát khao muốn ra nước ngoài, và khi nói đến cơ khí - chuyên ngành mà tôi theo học tại trường đại học thì lựa chọn đầu tiên của tôi là nước Nhật. Tôi đã đến thăm thầy Hòe sau ngày bảo vệ khóa luận tốt nghiệp của mình.”

Ông Long Sơn đến thăm trường Nhật ngữ Đông Du sau khi khởi nghiệp vào năm 2001

Trong thời kì mà một nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, việc nhận được học bổng chính phủ và đi du học là điều hiển nhiên, thì chính ngay thời điểm đó, một con đường du học khác mang tên du học tự túc đã được mở ra. Sau khi học tại trường Nhật ngữ Đông Du vừa được thành lập được khoảng 1 năm, ông Long Sơn đã đăng ký nhập học tại trường Nhật ngữ ở Saitama.

“Vậy mà tôi đã bị từ chối (cười). Nghe nói đây là lần đầu tiên người có yêu cầu đăng ký nhập học từ Việt Nam (chưa từng có tiền lệ trước đây). Dù vậy nhưng tôi đã nộp đơn yêu cầu thêm một lần nữa và vào tháng 10 năm 1994, giấc mơ sang Nhật đã trở thành sự thật”.

Học sinh của trường Nhật ngữ lúc bấy giờ hơn một nửa là người Hàn Quốc, Lê Long Sơn là người Việt Nam duy nhất trong trường. Bởi vì số tiền mang sang Nhật chỉ vỏn vẹn 2000 USD, nên sau này ông đã tiếp nhận chương trình tài trợ học bổng của báo Asahi, phải sống ở tầng 2 của một cửa hàng và gắn bó 3 năm liền với việc vừa phát báo vừa đi học.

“Một ngày tôi chỉ ngủ 4 tiếng nhưng không có lúc nào tôi đau ốm cả. Bởi vì nếu chỉ nghỉ phát báo một ngày thì sẽ ảnh hưởng đến người khác nên tôi đã cố gắng thích nghi với công việc, dần dần không còn chật vật về tiền bạc nữa, bản thân từ đó cũng đã có thể tập trung vào việc học và cuối cùng tôi đã có thể học tiếp lên đại học. Tôi cảm thấy phấn khích khi kể về điều đó.”

Sau hơn 1 năm rưỡi theo học ở trường tiếng, ông đã vào đại học Nông nghiệp – Công Nghiệp Tokyo với tư cách là một nghiên cứu sinh. Từ năm thứ 2 đại học, vì nhận được học bổng chính phủ nên ông đã dừng việc phát báo để tập trung hơn vào việc học.

Trải qua ngần đó thời gian tôi gắn bó và biết thêm nhiều điều về Nhật Bản, tôi cũng đã có kiến thức nhất định về chế độ thực tập sinh. Tôi đã muốn làm việc về chế tạo khuôn đúc và tích lũy thêm kinh nghiệm ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Khi còn đang đi học, ông đã làm phiên dịch viên cho một công ty có thực tập sinh người VIệt Nam làm việc.

“Tôi đã tận mắt chứng kiến thực trạng ​​thực tập sinh không thể làm việc tốt vì họ không thông thạo tiếng Nhật. Ở thời điểm đó Nhật Bản có đến khoảng 3,8 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi đó con số ở Việt Nam là 700.000. Tôi hiểu rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần thiết cho sự phát triển của Việt Nam, và sau này sẽ càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam hơn nữa”.

Những doanh nghiệp Nhật luôn cần những nhân sự có kinh nghiệm làm việc tại Nhật, đồng thời có kỹ năng và hiểu biết về văn hóa Nhật Bản. Với suy nghĩ như vậy, ông Lê Long Sơn đã hoàn thành chương trình thạc sĩ và xin làm việc tại một tổ chức quản lý thực tập sinh kỹ năng.

“Là một nhân viên kinh doanh, tôi đã có thể hiểu thêm về các công ty cơ khí - điện tử ở vùng Kansai và Kanto thông qua các cuộc tư vấn qua điện thoại và những lần tư vấn trực tiếp.”

Vào thời điểm đó, định nghĩa "xuất khẩu lao động" đã trở nên phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, lại không có việc đào tạo tiếng Nhật cho người lao động và cũng không có người để dạy cho họ.

"Nếu không có sự hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa và cách ứng xử, thì người lao động nước ngoài càng tăng cao sẽ càng dễ phát sinh nhiều vấn đề rắc rối. Cuối cùng thực tế, tất cả những gì họ có thể làm chỉ là cúi đầu xin lỗi tại nơi làm việc. Vì vậy tôi đã có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của nhân sự được phái cử sang Nhật làm việc”.

Việc quan trọng trước khi hành trang sang Nhật chính là đào tạo, giáo dục về ngôn ngữ, văn hóa và cách ứng xử ở Nhật
Vào năm 2001, ông Lê Long Sơn – người luôn tin rằng nhân lực trẻ cần phải đào tạo trước khi xuất cảnh – đã khởi nghiệp, đó chính là nền móng của công ty ESUHAI hiện tại. Thông thường, các thực tập sinh kỹ năng sẽ được các công ty phái cử Việt Nam sắp xếp buổi phỏng vấn với công ty Nhật và sau khi nhận được quyết định tuyển dụng, họ sẽ được đào tạo tiếng Nhật trong vài tháng.

Ngược lại, quá trình ở công ty ESUHAI sẽ khác: Đầu tiên, các bạn – những người có hứng thú với Nhật Bản sẽ được học tiếng Nhật trước, sau đó tự bản thân các bạn ấy sẽ chọn công ty mà họ muốn làm việc, rồi mới tham gia phỏng vấn, rồi xuất cảnh.

“Những thực tập sinh “chỉ muốn sang nước ngoài làm việc” thường sẽ cố gắng để được xuất cảnh càng sớm càng tốt. Tuy nhiên điều đó cũng sẽ gắn liền với nhiều rủi ro. Đặc trưng của công ty chúng tôi là tập trung vào những người thật sự “có hứng thú với Nhật Bản”. Năm đầu tiên khởi nghiệp, nhiều thực tập sinh học tiếng Nhật của chúng tôi bị các đối tượng môi giới chiêu mộ với lời kêu gọi “hoàn toàn có thể được đi Nhật sớm”, và gần một nửa học sinh đã bị lôi kéo vào thời điểm đó".

“Họ không hề hay biết sau khi đến Nhật như vậy có thể sẽ gặp nhiều vất vả. May mắn thay các học sinh khóa đầu tiên của công ty chúng tôi đã nhận được sự tin tưởng của các doanh nghiệp Nhật Bản và chúng tôi ngày càng nhận được sự tin tưởng giới thiệu vào những năm sau đó.”

Chuyến thăm thực tập sinh kỹ năng sau khi khởi nghiệp năm 2001

Vấn đề không phải là do chế độ
Cần phát triển mối quan hệ tốt đẹp hỗ trợ lẫn nhau.

Thời gian gần đây, tại Nhật Bản, các vấn đề xoay quanh việc số lượng thực tập sinh kỹ năng Việt Nam ngày càng tăng qua hàng năm được bàn tán khá nhiều. Thực tế, cả các doanh nghiệp Nhật Bản cũng có những báo cáo thường xuyên về các thực tập sinh. Do đó, hàng tuần công ty đều tiếp nhận phản hồi từ các doanh nghiệp và cải tiến nội dung đào tạo một cách triệt để.

"Ví dụ, từng có sự việc một nhân viên nữ đã ngã gục do thiếu máu trong khi đang làm việc. Sau đó, chúng tôi được biết rằng nguyên nhân là do cô ấy không quen với công việc phải đứng nhiều. Vì vậy từ năm 2008, chúng tôi đã mở các lớp học đứng."

Ông là người nước ngoài duy nhất được mời phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản 2 lần, năm 2016 phát biểu trước Thượng viện và năm 2018 phát biểu trước Hạ viện về ưu điểm và nhược điểm của chế độ thực tập sinh kỹ năng.

“Có nhiều định kiến cho rằng “Thực tập sinh là một chế độ xấu”, nhưng tôi cho rằng cái “xấu” không nằm ở chế độ. Ví dụ, dù là có luật giao thông thì cũng vẫn có người vi phạm mà thôi. Cốt lõi vẫn là mỗi người có biết tuân thủ luật lệ hay không, và các cơ quan chức năng có làm hết chức trách và thể hiện được sự răn đe của mình hay không. Chế độ thực tập sinh kỹ năng nên được hiểu là một chương trình đào tạo con người chứ không phải là “chế độ lực lượng lao động giá rẻ”.

Tên công ty "Esuhai" có nghĩa là “hai chữ S”. Chữ “S” ở đây chính là hình dáng của 2 quốc gia Việt Nam và Nhật Bản, tạo thành “S²”. Gần đây, “²” trong logo đã đổi thành biểu tượng Vô Cực “∞” - INFINITY.

Theo Sketch
Link tham khảo: https://tinyurl.com/mtvep7wf

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này