scroll top
Chú ý! 76.9% người xem phải fake-news (tin sai sự thật) về COVID-19
26/03/2021
1163
Theo một cuộc khảo sát của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, hơn 95% người xem hoặc nghe thông tin và tin tức liên quan đến COVID-19 nhiều hơn một lần mỗi ngày, và 20% trong số đó xem 10 lần trở lên một ngày. Tất nhiên, việc tra cứu thông tin mới mỗi ngày là điều quan trọng. Nhưng liệu những thông tin này có phải lúc nào cũng là thông tin chính xác hay không?

Nguồn ảnh: Adobe Stock

1. Cần lưu ý rằng có rất nhiều fake news (tin giả, tin sai sự thật) trên các mạng xã hội SNS

Khi ngày càng có nhiều người sử dụng mạng SNS để đọc tin tức, tin tức giả mạo về COVID-19 cũng ngày càng nhiều hơn. Theo một cuộc khảo sát do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi thực hiện để kêu gọi sự chú ý cảnh giác, 76,9% người trong khảo sát đã xem fake news (tin giả, tin sai sự thật).

Tin tức sai sự thật chỉ lan truyền khi con người ta đang ở trong tình trạng bất an, lo lắng. Và hầu hết các tin tức sai sự thật thường đến từ các cá nhân và không đáng tin cậy. Có thể hơi khó để đánh giá thông tin và truy cập thông tin một cách chính xác, nhưng các bạn hãy cẩn thận với thông tin được đăng trên SNS, blog và các trang web tổng hợp.

2. Fake news (tin giả, tin sai sự thật) thường được "đăng trên SNS" hoặc "được nghe từ người khác"

Tin tức càng lớn, càng gây xôn xao, thì càng dễ truyền tin ra xung quanh. Ví dụ như, các tin tức giả sau đây đã từng lan tràn trên internet trong quá khứ.

【※Fake news (tin giả, tin sai sự thật) trong quá khứ※】

  • Thiếu giấy vệ sinh do ảnh hưởng của COVID-19.
  • Virus COVID-19 chịu nhiệt kém, nên uống nước sôi có tác dụng dự phòng COVID-19.
  • Ăn Natto (đậu nành lên men) có tác dụng ngăn ngừa COVID-19.
  • Virus COVID-19 được tạo ra từ một viện nghiên cứu ở Trung Quốc.
  • Có thể đặt được vé máy bay về Việt Nam.

Tất cả đều là thông tin sai sự thật, nhưng vì được nhiều người tin tưởng nên nó đã được lan truyền chóng mặt trên các mạng xã hội SNS. Một số người đăng thông tin sai sự thật như vậy trên mạng xã hội SNS để lừa tiền người khác. Cũng có trường hợp không thể lên máy bay dù đã trả tiền vé máy bay khi nghe có thông tin “có thể đặt vé máy bay” tại một trang SNS nào đó.

Để tránh trở thành người bị hại, các bạn hãy cẩn thận khi thu thập thông tin trên mạng SNS hoặc khi nghe thông tin từ người khác.

3. Các kiểm tra và phát hiện fake news (tin giả, tin sai sự thật)

Thế giới luôn xuất hiện rất nhiều thông tin mới. Thế nên, các bạn cần trang bị cho bản thân những kỹ năng để lọc thông tin chính xác.

  • Kiểm tra, xác nhận lại nguồn thông tin

Nếu là tin từ chính phủ Nhật Bản, chính quyền địa phương, đại sứ quán, vv thì sẽ là thông tin đáng tin cậy.

  • So sánh thông tin các bạn đang quan tâm với nhiều thông tin đáng tin cậy khác

Dù nguồn đáng tin cậy đi chăng nữa thì vẫn có khả năng sai lệch. Đừng chỉ đánh giá nội dung thông qua tiêu đề, hãy đọc kỹ nội dung.

  • Cẩn thận nếu cùng một thông tin được chia sẻ nhiều trên mạng SNS

Không phải lúc nào cũng "nhiều người đã chia sẻ nên thông tin này là đúng".

  • Hãy cẩn thận nếu tin tức được viết để lan rộng cho nhiều người kèm với "hy vọng được share (chia sẻ)" và "chia sẻ ngay bây giờ (share now)"

Thông tin mà vội lan truyền đến nhiều người rất có thể là tin sai sự thật. Vậy nên, chúng ta hãy cẩn thận để không lan truyền thông tin một cách bất cẩn.

  • Để biết thông tin chính xác cần có thời gian

Mặc dù sẽ có lúc chúng ta muốn “nói cho ai đó biết" tin tức gây xôn xao đó, nhưng tin tức mới có thể đến và tình hình có thể thay đổi. Chúng ta nên dành một chút thời gian và suy nghĩ thêm lần nữa khi bình tĩnh lại. Vì đôi khi sẽ thấy sai nếu chúng ta nhìn vấn đề từ một góc độ khác.

[Tổng hợp] Kiểm tra lại nào! Đó có thực sự là thông tin chính xác hay chưa?

1. Xác nhận nguồn thông tin
2. So sánh thông tin các bạn đang quan tâm với nhiều thông tin đáng tin cậy khác
3. Cẩn thận nếu cùng một thông tin được chia sẻ nhiều trên mạng SNS
4. Hãy cẩn thận nếu tin tức được viết để lan rộng cho nhiều người kèm với "hy vọng được share (chia sẻ)" và "chia sẻ ngay bây giờ (share now)"
5. Để biết thông tin chính xác cần có thời gian

Các bạn Thực tập sinh thân mến!

Hiện tại, nếu có bất kỳ câu hỏi nào hoặc điều muốn biết, các bạn có thể tra cứu ngay lập tức bằng Internet hoặc mạng SNS. Tuy nhiên, vì bất kỳ ai cũng có thể thực hiện đăng bài phát tán thông tin, nên gây ra vấn đề là những sự việc đúng lẫn sai đều được đăng tải.

Ngay cả khi các bạn vốn dĩ là người có thể đưa ra quyết định một cách bình tĩnh, nhưng sẽ rất khó để đưa ra quyết định bình tĩnh khi các bạn bất an hoặc cực kỳ lo lắng, hoặc khi bạn gặp những phiền muộn, hoặc đang thiếu kiên nhẫn. Vì trong những trường hợp như vậy, chúng ta có xu hướng chỉ tin vào những thông tin có lợi cho mình.

Chẳng hạn như, nếu bạn đang chờ về Việt Nam mà thấy thông tin “có thể đặt vé máy bay về Việt Nam nếu thanh toán...”, thì bạn sẽ rất mừng và tin ngay vào điều đó. Tuy nhiên, nghĩ kỹ lại thì, thông tin này có phải là thông tin chính xác hay chưa? Đôi khi, sự thật lại là, trở thành nạn nhân cho những vụ lừa vé máy bay vì đã trả tiền nhưng không lên được máy bay.

Hãy trang bị cho mình "khả năng chọn lọc thông tin chính xác" để chúng ta không bị lung lay bởi nhiều thông tin khác nhau và tránh phải rơi vào bẫy của những vụ lừa đáng tiếc.

Nguồn tham khảo:

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này