Trường hợp nào dễ bị lây COVID-19 khi đi ăn ngoài?
15/10/2020
1071
Vào ngày 13/10, Viện nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm Quốc gia đã công bố các trường hợp điển hình có khả năng là nguyên nhân "lây nhiễm tập thể" khi đi ăn ở các cửa hàng ăn uống. Số ca nhiễm mới đang giảm dần, nhưng số người không rõ con đường lây nhiễm, nguồn lây nhiễm từ đâu ngày càng tăng. Khi các hoạt động kinh tế đã quay trở lại, sẽ có nhiều cơ hội để chúng ta đi ăn uống, đi ra ngoài với những người xung quanh.
00:00
00:00
Do đó, quý bạn đọc cùng ESUHAI tìm hiểu xem chúng ta nên chú ý cẩn thận những điều gì để bảo vệ sức khoẻ của bản thân nhé!
Nguồn: Sign mall
1. Địa điểm nào sẽ là nơi dễ bị lây nhiễm COVID-19.
Trường hợp điển hình được công bố lần này là các quán ăn chủ yếu phục vụ nhu cầu ăn uống thông thường, không phải các quán nhậu. Do vậy, đã có các ca nhiễm tập thể ở các nhà hàng, quán nước giải khát, cửa hàng cơm phần... nơi những thiếu niên trẻ tuổi (dưới 20 tuổi) có thể hay lui tới.
2. Bối cảnh lây nhiễm là gì?
Về bối cảnh của các ca lây nhiễm tập thể, thì trường hợp nào cũng ở khoảng cách gần với người khác và không đeo khẩu trang. Đã có nhiều ca nhiễm ở quán karaoke, quán rượu, phòng hoà nhạc… nhưng nếu hội tụ đủ điều kiện “san - mitsu” (phòng kín, đông người, tiếp xúc gần) thì ở đâu cũng có khả năng lây nhiễm.
Các tình huống dễ lây nhiễm:
Mặt đối mặt trực tiếp trong cự ly dưới 1m
Ngồi ở quầy ghế san sát nhau, với khoảng cách có thể đụng tay người bên cạnh
Nói chuyện trong vài giờ đồng hồ mà không đeo khẩu trang
Dùng chung dụng cụ như đũa và thìa (muỗng)
Đến các cửa hàng thường được khách du lịch lui tới
3. Những lưu ý khi ăn uống
Tại các cơ sở dành cho người cao tuổi, dù đã có trường hợp ăn cùng bàn với người bị nhiễm COVID-19, nhưng nhờ việc sắp xếp lại vị trí ngồi vào bàn mà đã ngăn ngừa được tình trạng lây nhiễm tập thể. Tại các cơ sở đó, các ghế được xếp chéo đối diện, ngồi cùng bàn nhưng cách xa khoảng 1,8m.
Điểm quan trọng:
Ngồi càng xa nhau càng tốt
Đeo khẩu trang ngoại trừ lúc ăn uống
Không dùng chung đũa hoặc thìa (muỗng)
Tùy theo cửa hàng, mà có trường hợp chúng ta không thể thay đổi được vị trí ngồi nên khó có thể ngồi cách xa người khác. Trong trường hợp như vậy, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm mà các bạn có thể tự làm. Các bạn tham khảo thêm phần 4. "Cẩn thận khu sử dụng chung".
4. Cẩn thận khu sử dụng chung
Dù thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để tránh không bị lây nhiễm COVID-19 ở cửa hàng, nhưng việc chúng ta tự bảo vệ mình bằng cách cẩn thận với khu vực dùng chung, những nơi được sử dụng bởi nhiều người không xác định là rất cần thiết.
Điểm quan trọng:
Không chạm trực tiếp vào tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, nút ấn thang máy...
Sau khi chạm vào khu vực dùng chung đó, thì không chạm vào mặt hoặc những nơi khác, nhanh chóng đi rửa tay và khử trùng
Nếu bồn cầu có nắp, hãy đóng nắp bồn cầu trước khi xả nước
Không sử dụng máy sấy tay, thay vào đó hãy sử dụng khăn giấy hoặc khăn tay riêng của các bạn
Các bạn Thực tập sinh thân mến!
Do lượng người di chuyển ngày càng tăng lên, nên số người không rõ con đường lây nhiễm ngày càng nhiều. Trong khi “điều kiện dễ bị nhiễm COVID-19” vẫn không hề thay đổi. Hiện tại, việc gặp gỡ người khác, đi ăn cùng nhau và đi mua sắm đã thuận lợi hơn trước. Nhưng cũng chính vì vậy, không hiếm các trường hợp phát hiện bị nhiễm COVID-19 mà không rõ nhiễm khi nào, với ai và ở đâu.
Việc hiểu rõ tình hình lây nhiễm ở khu vực các bạn đang sống và tình hình xung quanh, nhằm thực hiện các hành động giúp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 thật sự rất cần thiết. Đừng quên thực hiện "lối sống mới" để vừa triệt để phòng ngừa lây nhiễm, vừa sống những tháng ngày ý nghĩa các bạn nhé!
Về "lối sống mới", ESUHAI đã tổng hợp đầy đủ ở link bên dưới, các bạn tìm đọc thêm nhé!
Báo Asahi “Ăn ở quán ăn, tình huống nào thì bị lây COVID-19 ? Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm Quốc gia công bố các trường hợp điển hình” https://mainichi.jp/...html (Tham khảo vào ngày 14/10/2020)