Về "cấp độ cần đi lánh nạn" khi xảy ra thiên tai tại Nhật Bản
03/09/2020
1756
Ở Nhật Bản, ngày 1/9 là "Ngày phòng chống thiên tai". Ngày này được định ra vào năm 1960 để truyền bá tầm quan trọng của việc "nhận biết về các thảm họa như bão, sóng thần và động đất" và "chuẩn bị trước cho các thảm họa".
00:00
00:00
Vào tháng 7 năm nay, ở Nhật thường xuyên có những trận mưa lớn kỷ lục ở vùng Kyushu, lượng nước của các con sông dâng cao và làm ngập lụt các ngôi nhà, gây ra thiệt hại cho nhiều người dân. Trong bài viết này, ESUHAI xin giới thiệu với quý bạn đọc các cấp độ và khi nào cần đi sơ tán (đi lánh nạn) khi thiên tai xảy ra do chính phủ Nhật Bản quy định.
Các bạn đọc thêm bài viết trước mà ESUHAI đã chia sẻ bằng cách ấn vào đường link của bài viết nhé!
Bão có khả năng xuất hiện ở những nơi có khí hậu ấm áp, vì vậy có nhiều cơn bão di chuyển gần bờ biển hoặc đổ bộ vào đất liền của Nhật Bản từ tháng 7 đến tháng 10. Bão gây ra nhiều thiệt hại khác nhau như mưa lớn, lốc xoáy, lũ lụt và sạt lở đất v.v...
2. Về các cấp độ cần đi lánh nạn khẩn cấp (đi sơ tán)
Trong trận mưa lớn của tháng 7 năm nay, rất nhiều thông tin về phòng chống thiên tai được đưa ra, nhưng lại có rất nhiều bạn rơi vào tình cảnh “nghe toàn những từ ngữ khó nên không hiểu”, “không biết lúc nào thì phải đi lánh nạn khẩn cấp”. Chính vì vậy, ESUHAI sẽ giúp các bạn sắp xếp lại các từ ngữ dùng trong trường hợp khẩn cấp, để giúp bạn có thể đưa ra quyết định nhanh chóng, nên các bạn hãy tham khảo thêm ở bảng bên dưới nhé!
Lưu ý:
Mức cảnh báo 1-2: Cơ quan Khí tượng của chính phủ Nhật Bản sẽ đưa ra nhận định.
Mức cảnh báo 3-5: Thành phố, thôn xã nơi các bạn đang sinh sống sẽ đưa ra nhận định. Vậy nên, các bạn hãy cố gắng nghe thông tin từ khu vực mình đang sống nhé!
3. Chuẩn bị trước những vật dụng cần mang theo khi đi lánh nạn khẩn cấp
Trong danh sách dưới đây, có bình xịt chống côn trùng là vật dụng mà thường được sử dụng nhiều nhất vào mùa hè. Thế nhưng, khi sử dụng xong các bạn có thể phải mở cửa sổ hoặc đi ra bên ngoài để tránh bị ngộp do ở trong phòng kín, và tránh 3 điều (phòng kín, nơi đông người, tiếp xúc gần).
Nếu mà chúng ta biết trước để chuẩn bị thì tốt hơn đúng không nào? Ngoài ra thì việc chuẩn bị quạt giấy và khăn cũng rất tiện lợi để tránh nóng. Nhưng điều quan trọng ở đây là “vật dụng cần thiết" đối với từng người sẽ khác nhau. Vậy nên, trong hình bên dưới là những “vật dụng cơ bản đối phó với COVID-19” và “vật dụng cần cho cá nhân" để giúp các bạn chuẩn bị trước tốt hơn.
Bản quyền hình ảnh thuộc về: Tin tức Yahoo! JAPAN
4. Cần lưu ý cẩn thận với những đám mây như trong hình
Nếu đám mây vũ tích (tảng mây to đi kèm với mưa và sấm sét) như trong các bức hình bên dưới xuất hiện trên bầu trời, thì các bạn cần phải cẩn thận. Bởi vì khi gặp ánh sáng mặt trời, các đám mây này hiện lên thành màu trắng và tỏa sáng, nhưng dần dần các đám mây này sẽ biến thành những đám mây đen, gây ra mưa lớn và sấm sét.
Nguồn: Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông vận tải và Du lịch Nhật Bản - Cơ quan Khí tượng Nhật Bản “Đừng xem nhẹ các điềm báo khi mây vũ tích xuất hiện”
Các bạn Thực tập sinh thân mến!
Việc chuẩn bị trước và đưa ra các biện pháp để bảo vệ bản thân khỏi các thảm họa thiên nhiên như bão là điều cần thiết, giống như phòng chống dịch COVID-19. Các bạn nên chuẩn bị trước “những vật dụng cần thiết" đã được ESUHAI giới thiệu ở phía trên để tránh hoang mang, lo lắng khi thiên tai thực sự xảy ra.
Cũng giống như Việt Nam, người Nhật cũng có câu “Cẩn tắc vô áy náy” (そなえあれば うれいなし). Cụ thể hơn, trong tiếng Nhật câu này có nghĩa là: “Nếu có chuẩn bị, đề phòng từ trước, thì sẽ không phải lo lắng khi rơi vào trường hợp khẩn cấp”. Nói đến đây, cũng sẽ có nhiều bạn đồng cảm bởi “không ai biết trước được khi nào và điều gì sẽ xảy ra" cũng như những gì chúng ta đang phải trải qua mùa dịch COVID-19. Và cũng chính vì không thể đoán trước được tương lai, nên các bạn hãy chuẩn bị thật tốt những thứ có thể ngay bây giờ và sẵn sàng đối phó với trường hợp khẩn cấp, các bạn nhé!
Nguồn tham khảo:
Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông vận tải và Du lịch Nhật Bản - Cơ quan Khí tượng Nhật Bản “Thông tin đa ngôn ngữ về đề phòng thiên tai'' https://www.jma.go.jp/...html (Tham khảo vào ngày 2/9)
Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông vận tải và Du lịch Nhật Bản - Cơ quan Khí tượng Nhật Bản "Đừng xem nhẹ các điềm báo khi mây vũ tích xuất hiện" http://www.jma.go.jp/...html (Tham khảo vào ngày 2/9)
Văn phòng Nội các Nhật Bản (Phòng chống Thiên tai) “Sửa đổi các bản hướng dẫn liên quan đến Thông báo đi lánh nạn khẩn cấp - Vận dụng vào từng mức cảnh báo” http://www.bousai.go.jp/...pdf (Tham khảo vào ngày 2/9)
Tin tức Yahoo! JAPAN "Chuẩn bị cho thảm họa thiên nhiên, điều cần được xem xét lại vào "Ngày Phòng chống Thiên tai" - Đừng quên nguy cơ lây nhiễm COVID-19 và các biện pháp tránh nóng [#Sống cùng COVID-19 như thế nào]" https://news.yahoo.co.jp/...html (Tham khảo vào ngày 2/9)
NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.