scroll top
Hỏi đáp về Covid-19: Vắc xin, thuốc đặc trị và phương pháp điều trị
28/08/2020
1484
Trong bài viết lần này, ESUHAI xin tóm tắt các câu hỏi đáp về Covid-19 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản để quý bạn đọc tham khảo. Trong đó, có tổng hợp 8 câu hỏi - đáp nhận được nhiều quan tâm như: tình hình phát triển vắc xin và thuốc đặc trị, người bị nhiễm Covid-19 sẽ được được trị liệu ra sao v.v…

Hiện nay có rất nhiều thông tin về Covid-19 nên thông tin nào là thông tin chính xác, tình hình hiện tại ra sao và có lẽ sẽ có một số bạn chưa nắm được tổng thể tình hình. Chính vì vậy, hôm nay ESUHAI sẽ cùng các bạn “sắp xếp” lại thông tin thông qua bài viết này nhé!

Nguồn: Ảnh tư liệu miễn phí Ảnh AC

1. Tình hình phát triển vắc xin như thế nào?

Thông thường, để phát triển vắc xin sẽ mất vài năm khảo sát và mất từ 10 đến 15 năm cho đến khi có thể đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, Nhật Bản và các quốc gia khác trên thế giới đang nỗ lực phát triển vắc xin Covid-19 nhanh nhất có thể nên các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành.

Tình hình phát triển vắc-xin được giới thiệu chi tiết trong bản tin Corona số trước, tại đường link bên dưới, các bạn hãy nhấn vào link và đọc thêm bài viết này nữa nhé.

Bài viết liên quan: Sớm nghiên cứu phát triển vắc xin Covid-19 trên toàn thế giới trong năm nay

2. Khi nào thì vắc-xin sẽ được đưa vào sử dụng?

Thời gian cụ thể vẫn chưa biết chính xác nhưng các nhà nghiên cứu đang nỗ lực để có thể đưa vào sử dụng sớm nhất. Để có thể sử dụng vắc xin, cần phải thực hiện kiểm tra nhiều yếu tố như hiệu quả của vắc xin, tính an toàn, có khả năng sản xuất hàng loạt được hay không v.v...

3. Chính phủ Nhật Bản đang thực hiện nghiên cứu, phát triển vắc xin như thế nào?

Đầu tiên, chính phủ Nhật Bản đang lập ngân sách cần thiết cho việc phát triển vắc xin như sau:

  • Chi phí nghiên cứu phát triển vắc xin: 50 tỷ yên.
  • Chi phí xây dựng hệ thống sản xuất và chích ngừa vắc xin nhanh nhất có thể: 145,5 tỷ yên.

Tiếp theo, ký kết quan hệ đối tác với các quốc gia trên thế giới để có thể đưa vắc-xin vào sử dụng sớm nhất. Thiết lập quan hệ đối tác này giúp nhận được những lợi ích sau:

  • Vắc xin sẽ được phát triển nhanh hơn vì nghiên cứu được tiến hành đồng thời ở Nhật Bản và nước ngoài.
  • Có thể tiêm vắc xin với giá ổn định.

4. Quá trình đưa thuốc điều trị vào sử dụng thực tế như thế nào?

Hiện tại, Nhật Bản đang tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng đối với các loại thuốc dùng cho bệnh lý khác, nhưng các nhà nghiên cứu đang xem các loại thuốc này "có hiệu quả chống lại Covid-19 không ?" và "có an toàn không?" v.v… Trong đó có một số loại thuốc đã xác nhận là có hiệu quả và có độ an toàn cao.

5. Vẫn chưa có thuốc đặc trị nhưng tại sao lại có thể chữa khỏi?

Hiện nay, các phương pháp điều trị đang được thực hiện nhằm làm giảm nhẹ các triệu chứng như sốt và ho do sự gia tăng virus gây ra (tham khảo phần 6). Vẫn chưa có thuốc đặc trị, nhưng các phương pháp điều trị giúp giảm nhẹ các triệu chứng như sốt và ho dẫn đến việc giúp toàn bộ cơ thể trở nên khỏe mạnh trở lại. Bằng cách tiếp thêm sinh lực cho toàn bộ cơ thể, virus sẽ bị tiêu diệt và Covid -19 được chữa khỏi.

6. Cho đến nay có bao nhiêu người đã xuất viện và phương pháp điều trị nào đã được thực hiện?

Tính đến thời điểm ngày 26/8, đã có 51.034 ca xuất viện trong số 63.060 ca dương tính. Nhìn chung, khoảng 80,9% ca nhiễm đã xuất viện, những người đã xuất viện đã được điều trị để giảm nhẹ các triệu chứng sốt và ho.

Cụ thể là thuốc hạ sốt (gennetsuzai), thuốc giảm ho (chingaiyaku) được dùng, truyền dịch v.v... Người bị viêm phổi cũng có trường hợp cho thở oxy hoặc hô hấp nhân tạo v.v...

  • Thuốc hạ sốt (gennetsuzai) là thuốc để hạ các cơn sốt
  • Thuốc giảm ho (chingaiyaku) là thuốc để giảm các cơn ho

7. Làm thế nào để đánh giá là đã được chữa khỏi?

Khi các triệu chứng như sốt và ho không còn nữa và virus không còn được phát hiện trong mũi và khí quản, thì sẽ đánh giá là bệnh “đã được chữa lành”.

Có thể thấy rằng các triệu chứng giảm dần sau 7 đến 10 ngày kể từ khi phát sốt và xét nghiệm PCR sẽ dễ cho kết quả âm tính. Dù kết quả dương tính, đánh giá sẽ thay đổi tùy thuộc vào việc người đó có triệu chứng hay không, nhưng đa phần là được chữa khỏi trong khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, trong 4 tuần sau khi xuất viện, người bệnh cần quản lý sức khỏe của mình bằng cách đo thân nhiệt mỗi ngày v.v...

8. Có thể tự miễn dịch nếu nhiễm Covid -19 hay không?

Khi bị nhiễm Covid-19, cơ thể sẽ tạo ra "kháng thể" có thể tiêu diệt vi rút nhưng hiện nay vẫn chưa xác nhận được rằng liệu các kháng thể này có hoạt động tốt và tạo ra khả năng miễn dịch hay không. Có trường hợp người đã từng bị nhiễm nhưng vẫn tái nhiễm.

Các bạn Thực tập sinh thân mến!

Tám tháng đã trôi qua kể từ khi Covid-19 bắt đầu lây lan, và chúng ta cũng bắt đầu xem tin tức từ nhiều nguồn khác nhau. Một số người đã có thể đi lại giữa Việt Nam và Nhật Bản, phát triển vắc xin cũng đang tiến triển, chính phủ đang thảo luận xem đối tượng nào có thể được ưu tiên nhận vắc xin trước và cả thế giới đang không ngừng chuyển động tiến về phía trước.

Trong bối cảnh có quá nhiều thông tin như hiện nay, sẽ thật khó để có thể sắp xếp lại các thông tin chúng ta tiếp xúc phải không? Để giúp các bạn có thể tiếp cận thông tin chính xác, trong bài viết này, ESUHAI ưu tiên đăng tải các công bố chính thức từ chính phủ Nhật Bản.

Các bạn hãy đọc tin tức về corona, xác nhận các thông báo chính thức của chính phủ và thông báo của địa phương đang sinh sống, và cố gắng sắp xếp lại các thông tin để nắm tình hình nhé! Biết được tình hình hiện tại sẽ giúp chúng ta bớt lo lắng bất an về Covid-19, và bớt căng thẳng hơn đó.

Nguồn tham khảo:

  • Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản “Hỏi đáp về Covid-19 (dành cho người dân)”
    https://www.mhlw.go.jp/...html (Tham khảo vào ngày 27/8/2020)
  • Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản “Phát triển vắc xin chống Covid-19 (báo cáo lần thứ 5)”
    https://www.mhlw.go.jp/...html (Tham khảo vào ngày 27/8/2020)
  • Ảnh tư liệu miễn phí Ảnh AC
    https://www.photo-ac.com/ (Tham khảo vào ngày 27/8/2020)
NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này