scroll top
Năm nay cần đặc biệt chú ý: Tỷ lệ ngộ độc thực phẩm tăng cao do Covid-19
20/08/2020
1314
Như các bạn đã biết, hiện nay tình hình nắng nóng gay gắt ở Nhật vẫn đang tiếp tục diễn ra. Một số khu vực ghi nhận trong mùa mưa, có những ngày cực nóng từ 35 độ trở lên và sau mùa mưa có nơi lên đến 40 độ. Trong khi ánh nắng mặt trời có tác dụng tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể và tinh thần khỏe mạnh thì mặt khác, vấn đề ngộ độc thực phẩm cũng đang khiến nhiều người lo lắng.

Do sự lan rộng của virus Covid-19, nếu bạn bị ngộ độc thực phẩm mà đến bệnh viện, sau đó bị sốt thì bạn sẽ có khả năng nhiễm Covid-19. Mùa hè ở Nhật là mùa rất dễ bị ngộ độc thực phẩm, không chỉ thực hiện các biện pháp phòng tránh Covid-19 mà chúng mình hãy cùng chú ý cả ngộ độc thực phẩm nữa nhé!

Nguồn: Ảnh minh họa AC

1. Tại sao năm nay lại càng phải cẩn thận hơn?

Trong thời gian tự kiểm soát ở nhà, bạn sẽ ít vận động hơn do đó khả năng miễn dịch có thể bị giảm mà bản thân chưa nhận ra. Một khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu, việc phòng tránh Covid-19 cũng như ngộ độc thực phẩm sẽ trở nên khó khăn hơn. Ngay cả những người khỏe mạnh đi nữa cũng phải chú ý cẩn thận vì thiếu ngủ, căng thẳng hay chế độ ăn uống mất cân bằng cũng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

  • Ở nhà suốt nên thể lực và hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu, rất dễ bị ngộ độc thực phẩm.
  • Khả năng năm nay các đợt nắng nóng sẽ kéo dài hơn mọi năm.
  • Mùa hè khi nhiệt độ và độ ẩm tăng cao, vi khuẩn ngộ độc thực phẩm cũng sẽ sinh trưởng.
  • Việc tự nấu hoặc mua đồ ăn về nhà tăng cũng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

2. Những thực phẩm cần chú ý và biện pháp phòng tránh

Ngộ độc thực phẩm không chỉ xảy ra vào mùa hè mà xảy ra quanh năm, tuy nhiên có tới 70~90% số ca bị vào mùa hè. Có rất nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào loại virus gây ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng chủ yếu là sốt, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, v.v và tiếp diễn trong vòng vài ngày có khi đến hai tuần. Biện pháp phòng tránh cơ bản là phải ăn thức ăn chín, phải rửa sạch và khử trùng dụng cụ nấu ăn và tay cẩn thận.

3. Những điều đặc biệt cần chú ý trong mùa dịch

3.1. Chú ý khi làm cơm hộp:

  • Nếu người nấu bị thương ở tay, vi khuẩn từ miệng vết thương sẽ xâm nhập vào thực phẩm gây nên ngộ độc thực phẩm.
  • Trước khi nấu ăn phải rửa tay thật sạch.
  • Làm cơm nắm cũng không được nắm cơm bằng tay không.
  • Không sử dụng những thực phẩm chứa nhiều nước, không dùng đồ ăn thừa.
  • Khi cơm và đồ ăn nguội, phải chia ra và cho vào đồ đựng riêng.

3.2. Chú ý khi bảo quản nguyên liệu

  • Khi đi mua sắm, sử dụng miếng giữ lạnh, hoặc túi giữ lạnh.
  • Đồ mua về phải cho ngay vào tủ lạnh.
  • Những đồ ăn đã nấu, hoặc nguyên liệu còn thừa phải bảo quản trong tủ lạnh.
  • Cho dù bảo quản trong tủ lạnh đi chăng nữa thì vẫn cần phải để ý những thức ăn đã bị hư hỏng.
  • Đối với đồ ăn đang bảo quản trong tủ lạnh, thì hãy ăn hết càng nhanh càng tốt nhé.

4. Ba nguyên tắc phòng tránh ngộ độc thực phẩm:

  • Không để vi khuẩn bám vào thực phẩm.
  • Không làm tăng vi khuẩn có trong thực phẩm.
  • Tiêu diệt vi khuẩn bám vào thực phẩm và dụng cụ nấu ăn.

Ba nguyên tắc này vô cùng quan trọng đấy!

Nguồn: Ảnh minh họa Kango roo

5. Biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm tại nhà

5.1. Khi mua đồ ăn

  • Không la cà mà phải đi về nhà ngay.
  • Đóng gói cá và thịt riêng biệt (có đá giữ nhiệt hoặc đá lạnh thì càng tốt).

5.2. Bảo quản ở nhà

  • Đồ mua về phải cho ngay vào tủ lạnh.
  • Không cho quá nhiều đồ vào tủ lạnh (khoảng 70% diện tích tủ là được).
  • Cho thịt, cá vào túi sao cho nước thịt, nước cá không chảy ra ngoài rồi bảo quản.

5.3. Khi chuẩn bị thức ăn

  • Thường xuyên vứt rác tươi sống (không để tích tụ).
  • Nên chần qua nước sôi những dụng cụ dùng để cắt thịt, cá.
  • Rửa tay thường xuyên.
  • Rửa rau thật kĩ.

5.4. Khi chế biến

  • Rửa tay trước khi nấu ăn.
  • Nấu chín kỹ.

5.5. Khi ăn

  • Rửa tay trước khi ăn.
  • Sử dụng dụng cụ sạch sẽ.
  • Không để đồ ăn trong thời gian dài.

5.6. Thức ăn thừa

  • Đồ ăn để lâu khi có một chút bất thường cũng phải vứt đi.
  • Rửa tay sau đó cho vào hộp đựng sạch để bảo quản.
  • Chia nhỏ ra để đồ ăn được làm mát nhanh chóng.

Video tham khảo: Bộ lao động y tế và phúc lợi “6 điều cần lưu ý trong phòng tránh ngộ độc thực phẩm có thể làm tại nhà”.

Các bạn nghe bằng tiếng Nhật cho quen nhé, có cả hình ảnh minh họa nữa nên rất dễ hiểu!

Các bạn Thực tập sinh ơi!

Chắc hẳn cuộc sống của mọi người đều có sự thay đổi lớn sau đại dịch này nhỉ? Cùng với việc gia tăng thời gian ở tại nhà, hay các buổi online-party, thì cơ hội được tự nấu ăn của chúng ta cũng tăng lên đáng kể. Đặc biệt, mình biết có rất nhiều bạn Thực tập sinh thường xuyên làm cơm hộp mang theo khi đi làm. Cùng với việc mùa hè năm nay gay gắt hơn mọi năm khiến cho các ca ngộ độc thực phẩm cũng tăng lên và nhất là vào mùa hè, chúng ta càng cần phải chú ý hơn đến việc bảo quản, hay mang theo cơm hộp.
Tuy nhiên các bạn đừng lo, bởi vì có thể phòng tránh ngộ độc thực phẩm được! Hiện tại do Covid-19 mà các cơ sở y tế đang làm việc hết công suất, chúng mình cũng cố gắng làm giảm gánh nặng cho các y bác sĩ bằng việc thực hiện đầy đủ các biện pháp ngăn ngừa để không bị ngộ độc thực phẩm nhé!

Nguồn tham khảo:

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này