scroll top
Bệnh sốc nhiệt và COVID-19 có các triệu chứng giống nhau
13/08/2020
1362
Đây là thời điểm chúng ta cần phải đề phòng cả COVID-19 và bệnh sốc nhiệt (hay còn gọi là bệnh cảm nắng, say nắng). Thực tế, cả hai căn bệnh này đều có các triệu chứng rất giống nhau. Chính vì vậy, việc phòng chống bệnh sốc nhiệt cũng quan trọng như phòng chống COVID-19 vậy.

Năm nay, do ảnh hưởng của COVID-19 mà chúng ta phải đeo khẩu trang nhiều, thêm vào đó là việc thể lực bị giảm sút trong thời gian tự hạn chế việc đi ra ngoài nên nguy cơ bị sốc nhiệt của chúng ta cũng sẽ tăng theo.

Hãy cùng tìm hiểu thông tin chính xác về bệnh sốc nhiệt này, cách phòng tránh và cố gắng vượt qua ngày hè oi bức này cùng ESUHAI nhé!

Nguồn: Ảnh tư liệu miễn phí Ảnh AC

Bài viết liên quan:
- Khi nào cần mang - tháo khẩu trang trong mùa hè này?
- Lưu ý khi sử dụng khẩu trang vào mùa hè và phòng tránh cảm nắng

1. Các triệu chứng của bệnh sốc nhiệt giống COVID-19

Các triệu chứng của sốc nhiệt như sốt, nhức đầu, chóng mặt và kiệt sức rất giống với các triệu chứng ban đầu của COVID-19. Hai căn bệnh này có những đặc trưng được liệt kê như bên dưới. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu rất khó để chúng ta có thể phán đoán mình đang bị bệnh nào nếu chỉ dựa vào các triệu chứng biểu hiện bên ngoài. Nếu không chắc chắn, trước tiên chúng ta nên tiến hành các biện pháp đối phó như khi bị sốc nhiệt bằng cách bổ sung nước cho cơ thể.

  • Sốc nhiệt: Sau khi xuất hiện các triệu chứng, dễ rơi vào tình trạng bị nặng ngay
  • COVID-19: Sau khoảng 1~2 tuần mới bắt đầu rơi vào tình trạng bị nặng

Tuy nhiên, các bạn không nên tự mình phán đoán và nếu cảm thấy thể trạng không khỏe, hãy báo cáo ngay cho công ty và hiệp hội.

2. Các triệu chứng của sốc nhiệt là gì?

Các triệu chứng của sốc nhiệt được chia thành ba loại. Trong hầu hết các trường hợp, nếu gặp các triệu chứng “ở mức độ nhẹ” mà chúng ta tiến hành các biện pháp đối phó nhanh chóng thì sẽ giúp thể trạng trở nên tốt hơn. Trong trường hợp "ở mức độ nặng" với các triệu chứng nghiêm trọng có nguy cơ tử vong, thì việc tiến hành các biện pháp ứng phó khẩn cấp là cực kỳ quan trọng.

Sốc nhiệt cũng có thể xảy ra trong nhà nếu nhiệt độ và độ ẩm cao. Cẩn thận với nhiệt độ trong phòng và cố gắng uống nước thường xuyên.

Mức độ nghiêm trọng Các triệu chứng
Mức độ nhẹ
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Ngất xỉu
  • Đau cơ
  • Đổ mồ hôi nhiều
Mức độ trung bình
  • Đau đầu
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Kiệt sức
Mức độ nặng
  • Bị chuột rút
  • Chân tay không cử động tốt (không còn linh hoạt như bình thường)
  • Thân nhiệt cao
  • Không thể đi thẳng người, không thể chạy

3. Phải làm gì khi bị sốc nhiệt?

Đầu tiên, di chuyển đến một nơi mát mẻ, để làm mát thân người và để nhiệt thoát ra. Nếu vẫn còn tỉnh táo, hãy bổ sung nước với các loại nước mát. Điều quan trọng là phải nhanh chóng hạ nhiệt độ cơ thể xuống.

Trong trường hợp "ở mức độ nhẹ" hoặc "ở mức độ trung bình", sơ cứu tạm thời thường sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh, nhưng trong trường hợp rơi vào "mức độ nặng", nguy hiểm đến tính mạng, nên cần phải nhanh chóng được điều trị tại bệnh viện.

Mức độ nghiêm trọng Phương pháp sơ cứu tạm thời Đi bệnh viện
Mức độ nhẹ
  • Di chuyển đến một nơi mát mẻ
  • Nghỉ ngơi
  • Bổ sung nước
  • Làm mát cơ thể bằng các chất làm mát v.v…
  • Bổ sung đủ nước và muối
Nếu tình hình không được cải thiện thì nên đi bệnh viện
Mức độ trung bình
Mức độ nặng Nên khẩn trương đến bệnh viện

Bài viết liên quan:
- Lưu ý khi sử dụng khẩu trang vào mùa hè và phòng tránh cảm nắng

  • ESUHAI đã trình bày chi tiết về cách ngăn ngừa bệnh sốc nhiệt trong bài viết liên quan này.

4. Sử dụng điều hòa đúng cách để tiết kiệm điện

Điều hoà sẽ tiêu tốn rất nhiều điện năng nếu nó bị tắt mở liên tục hoặc khi hạ nhiệt độ bị xuống thấp v.v… Khi sử dụng, chúng ta có thể tiết kiệm điện mà không lãng phí điện năng bằng cách điều chỉnh lượng gió và nhiệt độ bằng chế độ "vận hành tự động". Đừng chịu đựng quá sức cái nóng mùa hè, hãy sử dụng máy điều hòa không khí để tránh bị sốc nhiệt.

Nguồn: FUJITSU GENERAL NHẬT BẢN "Cách sử dụng máy lạnh đúng cách và yếu tố quan trọng giúp tiết kiệm điện"

  • Khi phòng được làm mát, nhiệt độ tự điều chỉnh mà không cần tắt điều hoà
    Nếu tăng nhiệt độ lên 1 độ C trong quá trình làm mát, chúng ta sẽ tiết kiệm được khoảng 10% điện năng.
  • Không bật và tắt điều hoà liên tục
    Điện năng được sử dụng khi điều hoà bắt đầu khởi động sẽ tốn nhiều hơn so với khi điều hòa đang hoạt động.
  • Cài đặt chế độ Hướng gió ngang
    Không khí lạnh có xu hướng bị tích tụ lại ở phía dưới của căn phòng, thế nên hãy cài chế độ hướng gió ngang để gió thổi khắp phòng.
  • Vệ sinh bộ lọc điều hoà hai tuần một lần
    Nếu rác hoặc bụi bám vào bộ lọc, hiệu quả làm mát sẽ bị suy giảm và hóa đơn tiền điện sẽ bị lãng phí 5-10%.
  • Khi không sử dụng điều hoà trong thời gian dài, rút phích cắm điện ra khỏi nguồn điện
    Rút phích cắm điện để cắt giảm điện lãng phí không cần thiết.
  • Sử dụng rèm để tránh ánh nắng trực tiếp
    Bằng cách sử dụng rèm, chúng ta có thể cắt giảm khoảng 30% ánh nắng trực tiếp.
  • Sử dụng quạt điện để lưu thông không khí trong phòng
    Bằng cách hoà không khí lạnh vào không khí thông thường, hiệu quả làm mát của máy điều hòa sẽ cao hơn mà không cần hạ nhiệt độ xuống thấp.

Các bạn Thực tập sinh thân mến!

Năm nay, do ảnh hưởng của COVID-19, chúng ta đang trải qua một mùa hè khác với mọi năm. Mặc dù phải cẩn thận với COVID-19 và cả cái nắng nóng mùa hè, nhưng các bạn vẫn có thể tận hưởng mùa hè của Nhật Bản theo cách riêng của mình, các bạn nhé!

So với các mùa khác trong năm, mùa hè là mùa có nhiều ngày nắng và đây cũng là mùa mà chúng ta có thể dễ dàng hòa mình vào thiên nhiên với cây cối xanh tươi. Vào buổi tối, trời mát hơn một chút, nên có bạn sẽ dành thời gian đến công viên, đi dạo hoặc chạy bộ đúng không nào?

Nhân cơ hội có nhiều thời gian thế này, có lẽ sẽ vui hơn nếu các bạn đi dạo quanh khu vực các bạn đang sống. Dù chúng ta đang phải tránh "San-mitsu (phòng kín, nơi đông người, tiếp xúc gần)" trong mùa hè này, nhưng hãy làm "kín lịch" cho thời gian của các bạn.

Hãy thử liệt kê lại một lần nữa về những gì chúng ta chỉ có thể làm ở thời điểm này, với tầm nhìn dài hạn, thì các bạn sẽ bất ngờ vì sau này nhìn lại sẽ thấy khoảng thời gian này ý nghĩa như thế nào đó.

Nguồn tham khảo:

  • Công ty cổ phần Minacolor "[2020] Phải làm gì nếu bị sốc nhiệt? Phương pháp sơ cứu đúng cách"
    https://minacolor.com/... (Tham khảo vào ngày 12/8/2020)
  • Bộ Môi trường Nhật Bản "Trang thông tin phòng chống sốc nhiệt"
    https://www.wbgt.env.go.jp/... (Tham khảo vào ngày 12/8/2020)
  • Báo Kinh tế Nhật Bản, chuyên mục Nikkei Gooday "Sốc nhiệt có các triệu chứng tương tự như COVID-19: tránh mất nước do đeo và tháo khẩu trang"
    https://style.nikkei.com/... (Tham khảo vào ngày 12/8/2020)
  • Ảnh tư liệu miễn phí Ảnh AC
    https://www.photo-ac.com/
  • FUJITSU GENERAL NHẬT BẢN "Cách sử dụng máy lạnh đúng cách và yếu tố quan trọng giúp tiết kiệm điện"
    https://www.fujitsu-general.com/.../ (Tham khảo vào ngày 12/8/2020)
NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này