scroll top
“Phòng chống COVID-19” - Cẩn thận khi đi ra ngoài!
15/07/2020
1484
Số ca nhiễm COVID-19 đang gia tăng chủ yếu ở 4 tỉnh thành là Tokyo, Kanagawa, Saitama và Chiba. Điều này có lẽ xuất phát từ nguyên nhân do sự di chuyển và dân số ở các khu vực này đông hơn so với các khu vực khác.

Có nhiều khu vực không xuất hiện thêm ca nhiễm mới hoặc rất ít ca nhiễm mới, nhưng COVID-19 chưa biến mất, nên điều quan trọng là phải tiếp tục ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19 với suy nghĩ tích cực. Trong bài viết này, ESUHAI sẽ giới thiệu với các bạn về “Phòng chống dịch COVID-19” - cẩn thận khi đi ra ngoài, để bảo vệ sức khỏe của cá nhân và cộng đồng.

Poster (Áp phích): "Những gì chúng ta có thể làm để ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19"
Được giám sát bởi: Shibuya Kenji (Kings College London), Hayashi Yoshiro (Bệnh viện đa khoa Kameda), Hori Narumi (Trung tâm nghiên cứu Y tế Toàn cầu Quốc gia), Kusumi Eiji (Phòng khám Đặc nhiệm Navi) / Thiết kế / Minh họa: Tokuma Takashi.

1. Quản lý sức khỏe bản thân để không bị lây COVID-19

  • Rửa tay thật kỹ (chỉ cần rửa tay đúng cách, virus trên tay chúng ta sẽ giảm xuống còn 1%).
  • Tránh đi ra ngoài một cách không cần thiết hoặc khi không có việc gấp và phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
  • Tập thể dục vừa phải và nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Ăn uống với chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng.
  • Sắp xếp phòng ốc gọn gàng, giữ cho phòng luôn ở trạng thái sạch sẽ, ngăn nắp.

Bài viết liên quan: Những nơi và những thời điểm dễ bị lây nhiễm COVID-19

2. Chuẩn bị trước khi đi ra ngoài

  • Đo thân nhiệt và kiểm tra thể trạng.
  • Nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn 37,5 độ, đừng đi ra ngoài và hãy liên lạc với người của công ty hoặc hiệp hội để được hướng dẫn.
  • Trang bị các vật dụng phòng chống lây nhiễm COVID-19 như khẩu trang, dung dịch khử trùng v.v... trước khi ra ngoài.

3. Tại nơi làm việc thì sao?

  • Không chạm trực tiếp vào các nút khi đi thang máy.
  • Thông gió 2 lần mỗi giờ trong khoảng 5-10 phút.
  • Rửa tay thường xuyên hơn ngoài những lúc phải rửa tay như trước bữa ăn, sau khi đi vệ sinh v.v...
  • Uống nhiều nước (2 lít mỗi ngày theo tiêu chuẩn).
  • Nếu có thể, hãy giữ khoảng cách với người khác từ 1 mét trở lên.

Bài viết liên quan: Hãy làm giảm bớt virus trong không khí bằng cách “thông khí” 2 lần/ngày trở lên

4. Cách thức ăn uống

  • Hạn chế đi ăn ngoài quán, hãy tiếp tục làm cơm hộp bento và tự nấu ăn tại nhà.
  • Giữ cho mình chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng (ăn bữa chính, món chính, món phụ, súp).
  • Nên chia thức ăn thành từng phần, không ăn chung cùng dĩa với người khác.
  • Hạn chế nói chuyện trong bữa ăn.

Bài viết liên quan: 4 yếu tố duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất [P2]

5. Những lưu ý khi đi mua sắm

  • Hạn chế tối thiểu số người đồng hành.
  • Thời gian mua sắm ở trong cửa hàng ngắn nhất có thể.
  • Tránh đi mua sắm vào những khung giờ đông người.

Bài viết liên quan: Nỗ lực ngăn chặn lây lan bằng “lối sống mới” [P.1]

6. Những lưu ý khi tập thể dục

  • Nên tập thể dục vừa phải để duy trì sức khỏe tốt (đi bộ, chạy bộ, yoga, v.v...).
  • Tập thể dục quá sức sẽ làm giảm chức năng của hệ miễn dịch, khiến chúng ta dễ bị lây nhiễm hơn, nên cần lưu ý cường độ tập luyện phù hợp.
  • Nên tập thể dục 1 mình (hoặc nhiều nhất là 2 người).

Bài viết liên quan: 4 yếu tố duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất 【Phần 1: Vận động tại nhà】

7. Cách vứt khẩu trang

  • Khử trùng tay khi đeo hoặc tháo khẩu trang.
  • Bỏ khẩu trang vào túi ni lông rồi mới vứt vào thùng rác.
  • Đặt túi bên trong thùng rác để vứt rác dễ dàng hơn.

Bài viết liên quan: Khi nào cần mang - tháo khẩu trang trong mùa hè này?

8. Những lưu ý khi về nhà

  • Sau khi tháo khẩu trang xong, hãy rửa và khử trùng tay thật sạch.
  • Khử trùng các vật dụng nhỏ như điện thoại di động v.v... bằng cồn alcohol (nồng độ 75% trở lên).
  • Thay và giặt quần áo thường xuyên để bảo đảm vệ sinh.

Bài viết liên quan: Biện pháp phòng tránh virus Corona ngay sau khi về nhà

9. Những lưu ý khi ở không gian công cộng

  • Những vật dụng được sử dụng bởi một số lượng người không xác định, chẳng hạn như "cầu thang, thang máy, tay nắm cửa và vòi nước", nếu có thể thì chúng ta không chạm vào.
  • Khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng hãy "Tránh giờ cao điểm", "Giữ khoảng cách với người khác", "Không chạm vào các vật dụng trong xe".

Bài viết liên quan: Virus COVID-19 có thể tồn tại trên bề mặt vật chất trong bao lâu?

~Các bạn Thực tập sinh thân mến~

Mặc dù số ca nhiễm COVID-19 ở Nhật Bản đang gia tăng, nhưng tính đến ngày 12/7, số người đã được chữa khỏi hoàn toàn là 17.787 người, so với số người bị nhiễm 21.113 người. Khoảng 84% người bị nhiễm đã hồi phục lại bình thường, tình hình đã thay đổi nhiều so với khi "Tuyên bố tình trạng khẩn cấp" được đưa ra.

Tuy nhiên, sẽ có những người sống trong lo lắng về việc liệu họ có bị nhiễm COVID-19 hay không. Khi rơi vào hoàn cảnh này, chúng ta hãy thay đổi suy nghĩ của chính mình một chút. Chẳng hạn như hãy nghĩ rằng: Nhật Bản có dân số khoảng 126,18 triệu người. Cho đến nay có 21.113 người nhiễm bệnh, vậy nên tỷ lệ người nhiễm ở Nhật Bản là khoảng 0,016%.

Ngoài ra, tùy theo cách bạn nghĩ là "đã 2 tháng rồi" hay "mới có 2 tháng" kể từ khi "Tuyên bố tình trạng khẩn cấp" được dỡ bỏ, mà các bạn vẫn có thể sống tràn đầy sức sống, vui vẻ và tích cực kể cả trong tình hình dịch bệnh thế này.

Nếu bạn vẫn đang nghĩ chưa thể đi chơi xa và mở tiệc thoải mái, thì hãy thử suy ngẫm lại về "những việc mình có thể làm vì đang có thời gian rảnh hơn bình thường" các bạn nhé. Việc bạn “sống tích cực trong thời dịch COVID-19 như thế nào?" sẽ có ảnh hưởng rất quan trọng đến cuộc đời các bạn sau này đấy!

Nguồn:

  • Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản "Tình hình các ca xét nghiệm dương tính ở các tỉnh thành (chỉ tính các ca trong nước nên không bao gồm các ca kiểm dịch tại sân bay và các ca tại chuyến bay charter đưa người về nước)"
    https://www.mhlw.go.jp/...pdf (Tham khảo vào ngày 13/7/2020)
  • Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản "Tình hình dịch bệnh trong nước"
    https://www.mhlw.go.jp/...html (Tham khảo vào ngày 13/7/2020)
  • Hiệp hội Quản lý rủi ro Y tế Quốc tế “Mọi người cùng bắt đầu: Phòng chống dịch COVID-19”
    http://www.iarmm.org/J/...pdf (Tham khảo vào ngày 13/7/2020)
  • Viện nghiên cứu khoa học vệ sinh thực phẩm dược phẩm quốc gia "Tình hình hiện tại và các biện pháp đối phó với ngộ độc thực phẩm do norovirus (virus gây bệnh tiêu chảy) gây ra"
    https://www.mhlw.go.jp/...pdf (Tham khảo vào ngày 13/7/2020)
  • Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản "Những yêu cầu khi đi mua sắm"
    https://www.maff.go.jp/...pdf (Tham khảo vào ngày 13/7/2020)
  • Poster (Áp phích): "Những gì chúng ta có thể làm để ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19"
    https://www.bowlgraphics.net/... (2020年7月9日参照)
NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này