Số ca tử vong là 0 và những bài học từ biện pháp chống dịch Covid-19 của Việt Nam
09/06/2020
1228
Việt Nam được biết đến là đất nước đầu tiên trên thế giới đẩy lùi được Đại dịch SARS năm 2002 và trong Đại dịch COVID-19 lần này, các biện pháp phòng tránh của Việt Nam cũng được đánh giá cao.
00:00
00:00
Việt Nam được xếp hạng 1 trong số 30 quốc gia trong "bảng xếp hạng các quốc gia có các biện pháp đối phó Covid-19 hiệu quả nhất" được thực hiện bởi tờ báo chính trị Mỹ "Politico". Trong bài viết này, ESUHAI sẽ giới thiệu với các bạn những điều mà người đang sống ở Nhật như chúng ta có thể học được từ các biện pháp đối phó Covid-19 của Việt Nam.
Người dân đi lại bằng xe máy ở Hà Nội sau 3 tuần kết thúc giãn cách xã hội
Nguồn: Báo điện tử Asahi “Đất nước chưa có ca tử vong, tuy ban đầu được cho rằng đã thực hiện các biện pháp quá mạnh như là cưỡng chế cách ly”
1. Tình trạng hiện tại của Covid-19 (tính đến thời điểm ngày 9/6)
So sánh số ca nhiễm, số ca được chữa khỏi hoàn toàn và số ca tử vong dựa trên số liệu thống kê từ Trung tâm Khoa học và Kỹ thuật Hệ thống (CSSE) tại Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ.
Việt Nam
Dân số: Khoảng 94,67 triệu người (số liệu năm 2018, Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Số ca nhiễm: 332 người
Số ca được chữa khỏi hoàn toàn: 316 (khoảng 95% đã được chữa khỏi hoàn toàn)
Số ca tử vong: 0 người
Nhật Bản
Dân số: 125,9 triệu người (số liệu năm 2020, Bộ Nội vụ và Cục Thống kê Nhật Bản)
Số ca nhiễm: 17.060 người
Số ca được chữa khỏi hoàn toàn:15.043 người (khoảng 88% đã được chữa khỏi hoàn toàn)
Số ca tử vong: 920 người
Thế giới
Dân số: Khoảng 7,7 tỷ người ( số liệu năm 2019, Cục Thống kê)
Số ca nhiễm: 7.805.894 người
Số ca được chữa khỏi hoàn toàn: 3.180.479 người (khoảng 44% đã được chữa khỏi hoàn toàn)
Số ca tử vong: 405.168 người
2. Biện pháp đối phó với Covid-19 của Việt Nam
Nhìn vào các biện pháp đối phó với Covid-19 của Chính phủ Việt Nam, có thể thấy rằng, ưu tiên hàng đầu mà Chính phủ đưa ra là bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân chứ không phải nền kinh tế. Bên cạnh đó, đưa ra các biện pháp đối phó với Covid-19 để "tạo cho người dân tự ý thức được nguy cơ xung quanh mình".
"Công khai thông tin nhanh chóng" về người bị nhiễm Covid-19
Bộ Y tế Việt Nam đã phát triển một trang web và một ứng dụng tóm tắt các thông tin chính thức về Covid-19 và công khai thông tin nhanh chóng về con đường lây nhiễm, địa điểm và thời gian của người bị nhiễm. Nhiều người cho rằng việc cung cấp thông tin chính xác cho công chúng có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự hoảng loạn tâm lý do Covid-19 gây ra.
"Hoạt động truyền thông" để phổ cập thông tin cho đại chúng
Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh thông điệp rằng "virus là kẻ thù chung của toàn dân", với lý luận rằng "chiến đấu chống Covid-19 cũng giống như chiến đấu chống giặc". Vũ điệu rửa tay đang rất hot trên toàn thế giới hiện nay cũng từ Việt Nam mà ra.
Không có triệu chứng gì cũng phải bị cách ly, các thành phố lớn cũng bị cách ly
Do sự gia tăng ca nhiễm xuất phát từ những người về nước từ châu Âu vào tháng 3, tất cả những người nhập cảnh vào Việt Nam đã bị cách ly kể từ ngày 21/3 và cấm hoàn toàn người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam kể từ ngày 22/3.
Từ ngày 1/4, Việt Nam đã thực hiện các biện pháp hạn chế đi ra ngoài khoảng ba tuần, chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh. Thêm vào đó, thực hiện các biện pháp cách ly tại nhà để ngăn mọi người tiếp xúc với người khác, kể cả việc tiếp xúc với những người không có triệu chứng Covid-19.
3. Nhật Bản có thể học được điều gì từ cách phòng Covid-19 của Việt Nam
Mặc dù không thể bắt chước hoàn toàn vì Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản có các thể chế khác nhau, nhưng có ba điều chúng ta có thể học sau đây:
Bảo vệ sức khoẻ và tính mạng của người dân là ưu tiên hàng đầu
Từng người dân cảm thấy sự nguy hiểm của Covid-19
Biết thông tin chính xác (để tránh hoảng loạn, và để có thể thực hiện các hành động đúng đắn)
Ngoài ra, trong bảng xếp hạng các quốc gia có "nhận thức về khủng hoảng" cao do Covid-19 gây ra, được khảo sát bởi công ty nghiên cứu YouGov của Anh tại 26 quốc gia trên thế giới, thì ở thời điểm ngày 13/4, Việt Nam đứng đầu (89%), còn Nhật Bản đứng thứ 2 (87%). Mức độ nhận thức của người dân cao cũng có liên quan đến việc kiểm soát Covid-19 đó các bạn.
※ Tính đến thời điểm ngày 8/6, Việt Nam đang đứng thứ 4 (81%) và Nhật Bản đứng thứ 6 (77%).
Các bạn Thực tập sinh thân mến
Tại Việt Nam, tính đến thời điểm ngày 9/6, số ca nhiễm Covid-19 chỉ dừng lại ở con số 332 người, và không có trường hợp nào tử vong, nhưng có thể thấy rằng ý thức người dân Việt Nam về sự nguy hiểm của Covid-19 cao hơn nhiều so với các quốc gia khác. Mỗi quốc gia có chính sách khác nhau để chống lại Covid-19, nhưng điểm chung giữa các quốc gia kiểm soát tốt số ca nhiễm Covid-19 là mức độ "nhận thức và hành vi cá nhân của từng người dân" rất cao. Thông tin chính xác cũng rất quan trọng giống như cách Chính phủ Việt Nam công bố thông tin người nhiễm và đưa ra biện pháp đối phó liên quan đến Covid-19 một cách nhanh chóng. Các bạn cũng nên tìm hiểu để biết thông tin của Chính phủ Nhật Bản và thông tin của khu vực các bạn đang sinh sống nữa nhé. Nếu các bạn có “ý thức tốt và hành vi đúng đắn”, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 sẽ thấp hơn, và chúng ta cũng sẽ dễ dàng đi ra ngoài như bình thường nếu các bạn thực hiện nghiêm túc theo “lối sống mới”, các bạn nhé!
Nguồn:
Báo điện tử Asahi “Đất nước chưa có ca tử vong, tuy ban đầu được cho rằng đã thực hiện các biện pháp quá mạnh như là cưỡng chế cách ly” https://digital.asahi.com/... (Tham khảo vào ngày 8/6/2020)
Diamond Rei Tachibana với ZAi ONLINE “"[Báo cáo khẩn cấp] Việt Nam được cho là một đất nước có các đối sách chống Covid-19 tuyệt vời. Góc nhìn của người Nhật đang sống ở nước sở tại của đối với Chính phủ Việt Nam như thế nào?" https://diamond.jp/articles/... (Tham khảo vào ngày 8/6/2020)
Đại học Johns Hopkins (JHU) “Bảng cập nhật Covid-19 của Trung tâm khoa học và kỹ thuật hệ thống (CSSE)” https://gisanddata.maps.../ (Tham khảo vào ngày 8/6/2020)
VN EXPRESS INTERNATIONAL “Việt Nam là đất nước đấu tranh chống Covid-19 tốt trên thế giới: Politico” https://e.vnexpress.net...html (Tham khảo vào ngày 8/6/2020)
YouGov “YouGov Theo dấu chân Covid-19: nỗi sợ bị bắt cách ly” https://yougov.co.uk... (Tham khảo vào ngày 8/6/2020)
NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.