scroll top
Phòng tránh thay vì lo lắng
04/06/2020
1250
Dù đã một tuần trôi qua từ khi “Tuyên bố tình trạng khẩn cấp” được dỡ bỏ trên toàn quốc, nhưng lại có những nỗi lo mới xuất hiện. Một trong số đó, là việc không muốn chạm vào người hoặc đồ vật vì sợ nhiễm Covid-19.

Hạn chế ra ngoài trong thời gian dài, hàng loạt tin tức khác nhau được đăng hàng ngày, dường như là nguyên nhân gây ra nhiều nỗi bất an hơn mức cần thiết. Việc lo lắng đến mức cực đoan sẽ không những khiến cho cơ thể và tâm trí của các bạn sẽ mệt mỏi, mà còn có thể làm xấu đi mối quan hệ với những người xung quanh nữa đấy.

Nguồn ảnh: Tư liệu hình ảnh miễn phí Ảnh AC

1. Triệu chứng cụ thể của những người sợ đụng chạm

Các triệu chứng cụ thể như sau, các bạn cùng xem thử mình có rơi vào trường hợp nào không nhé.

Những người sợ “chạm vào vật”
  • Không chạm vào tay vịn của tàu điện, xe buýt hoặc thang cuốn
  • Không muốn nhấn nút trên xe buýt hoặc trong thang máy
  • Khi đi ra ngoài, không dám ngồi vào cái ghế nào
  • Chỉ có thể sử dụng nhà vệ sinh ở nhà của mình
  • Không thể mua thứ mà người khác đã chạm vào ở siêu thị
  • Rửa tất cả thứ đã mua ngoại trừ thực phẩm, rồi sau đó khử trùng bằng cồn
  • Không chạm vào tiền mà người khác đã chạm vào
  • Không thể cho bưu phẩm được gửi đến vào trong nhà
  • Không thể dùng ly thuỷ tinh hoặc đũa ở ngoài hàng quán
Những người sợ "gặp gỡ người khác"
  • Không thể nhận đồ vật bằng tay từ những người ở nơi làm việc hoặc bạn bè
  • Muốn né tránh khi bị người ở nơi làm việc, bạn bè bắt chuyện
  • Không thích những người kéo khẩu trang xuống khi nói chuyện
  • Từ chối bắt tay với người bạn đã lâu không gặp
  • Ghét bị chạm vai khi đi ngang qua ai đó
  • Vào bất cứ cửa hàng nào, cũng sớm muốn được ra ngoài ngay

2. Cách thoát khỏi nỗi bất an này

  1. Hãy tra cứu kỹ và chính xác một lần nữa về nội dung "Chúng ta sẽ bị lây nhiễm COVID-19 như thế nào?" (*cực kỳ quan trọng)
  2. Chấp nhận rằng "virus tồn tại khắp nơi trong cuộc sống hàng ngày là điều hiển nhiên"
  3. Tự trấn an bản thân rằng “Chỉ cần phòng chống dịch bệnh nghiêm túc thì sẽ ổn thôi"

Nếu bạn vẫn còn cảm thấy lo lắng, hãy viết ra giấy những điều khiến bạn lo lắng đó. Khi các bạn viết ra giải pháp cho từng vấn đề một, tự nhiên tâm trí cũng sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn hẳn đấy.

3. Cùng ôn lại với Esuhai “Làm thế nào để nhận biết đã bị nhiễm bệnh?” nhé

Bị lây nhiễm qua các dịch tiết ra khi ho, hắt xì hoặc bị lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp. Cũng có ý kiến cho rằng virus không lây nhiễm qua không khí, nhưng các bạn nên thận trọng khi trò chuyện trong không gian kín hoặc ở cự ly gần.

Lây nhiễm qua các dịch tiết ra khi ho, hắt xì Virus bay ra ngoài cùng với các dịch tiết ra (hắt hơi, nước bọt bắn ra, ho, v.v.) của người bị nhiễm bệnh, những người khác hít phải virus qua miệng hoặc mũi vào cơ thể và bị nhiễm.
Lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp Người bị nhiễm dùng tay che khi hắt hơi hoặc ho rồi chạm vào các vật xung quanh, virus dính lên các vật này. Một người khác chạm vào vật đó thì virus dính vào tay, người đó dùng tay chạm vào miệng và mũi thì virus sẽ đi vào niêm mạc ở cổ họng, từ đó sẽ bị nhiễm.

Nguồn ảnh: Công ty TNHH Saraya “Báo phụ số 4, Đối phó với COVID-19, ưu tiên thực hiện “Lối sống mới"”

Người ta cho rằng “lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp” thông qua việc dùng chung các nhà vệ sinh và tay nắm cửa là những nguyên nhân chủ yếu gây ra các ca nhiễm tập thể. Chính vì vậy, điều quan trọng là các bạn phải ưu tiên vệ sinh tay hàng ngày và tạo thói quen khử trùng tay bằng xà phòng hoặc bằng cồn alcohol.

Các bạn Thực tập sinh thân mến

Tuy nhận thức về phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 của chúng ta đều giống nhau, nhưng cách suy nghĩ của mỗi người khác nhau. Đối với một số bạn, các bạn có thể thấy còn quá sớm để ra ngoài và gặp gỡ ai đó. Mặc dù vậy, nhưng nếu xung quanh các bạn có những bạn có những suy nghĩ khác, thì cũng đừng áp đặt suy nghĩ chủ quan của mình, mà hãy chấp nhận suy nghĩ của người khác nữa nhé.

Cho đến thời điểm hiện tại, một trong những biện pháp phòng chống COVID-19 được Chính phủ đưa ra là "không gặp gỡ người khác hoặc không đi ra ngoài". Trong thời gian sắp tới, điều quan trọng là “phải hiểu biết về các biện pháp phòng tránh COVID-19 đúng đắn và tiếp tục thực hiện một cách nghiêm túc”, các bạn nhé. Nếu các bạn đang lo lắng thái quá và đổ lỗi hoặc chỉ trích ai đó không thực hiện các biện pháp phòng ngừa COVID-19 giống như bản thân mình, thì có thể sẽ làm mối quan hệ của hai bên sẽ xấu đi đấy.

Từ giờ trở đi, chúng ta sẽ phải sống chung với COVID-19 dù các bạn ở Nhật Bản hay ở bất cứ quốc gia nào khác. Chẳng hạn như, nếu bạn để ý về việc bạn cùng nhà hay đi ra ngoài, hay lo lắng về việc giữ vệ sinh như rửa tay, súc miệng, dọn vệ sinh của bạn bè, thì hãy chia sẻ suy nghĩ và sự lo lắng của mình với bạn, đừng chỉ trích trách móc gì cả nhé. Hãy thấu hiểu lẫn nhau để có thể cùng yên tâm sinh hoạt. Trong thời gian này, bạn hãy tiếp tục trân trọng bản thân mình và những người xung quanh nhé!!!

Nguồn:

Công ty TNHH Saraya “Báo phụ số 4, Đối phó với COVID-19, ưu tiên thực hiện “Lối sống mới"”
https://pro.saraya.com/...html# (Tham khảo vào ngày 4/6/2020)

Toyo Keizai ONLINE "Tình trạng khó khăn của "những người không muốn sờ vào thứ gì nữa" vì lo sợ bị lây COVID-19, mức độ nghiêm trọng của việc “ngại tiếp xúc" không muốn sờ vào đồ vật do thảm hoạ COVID-19”
https://toyokeizai.net/... (Tham khảo vào ngày 4/6/2020)

Tư liệu hình ảnh miễn phí Ảnh AC
https://www.photo-ac.com/ (Tham khảo vào ngày 4/6/2020)

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này