Tiết kiệm tiền bằng cách chi tiêu hợp lý và xây dựng thói quen tốt
20/05/2020
2069
Do ảnh hưởng của COVID-19, thu nhập của người dân đã giảm vì không còn làm được làm thêm ngoài giờ (tăng ca). Vì thế, không ít người cảm thấy lo lắng về thu nhập trong thời gian sắp tới.
00:00
00:00
Ngược lại, cũng có người có nhiều thời gian ở nhà hơn và thời gian rảnh hơn. Đây là thời điểm lý tưởng để các bạn kiểm tra lại số tiền mình có cho đến thời điểm hiện tại, từ đó thử suy nghĩ về kế hoạch tương lai của bản thân, bao gồm cả cách sử dụng khoản tiền có tên tạm gọi là “Tiền trợ cấp cố định đặc biệt". Và là một cơ hội tuyệt vời để tìm ra “cách tiết kiệm phù hợp với bản thân” và nhìn nhận lại cuộc sống của bản thân mình lúc này.
Để có cuộc sống vui vẻ nhưng vẫn tiết kiệm hợp lý
Suy nghĩ kỹ về những thứ thực sự cần và giảm bớt những thứ không cần thiết
Vừa đặt mục tiêu tiết kiệm tiền, vừa cân bằng thu chi
Đừng ép buộc bản thân khi không còn khả năng tiết kiệm
1. Thử lập sổ chi tiêu cá nhân để nắm các khoản chi tiêu
Đầu tiên, bạn nên có một cuốn sổ thu chi cơ bản, chẳng hạn như "chỉ cần ghi số tiền chi tiêu trong ngày đó". Các bạn chỉ cần ghi chú trên lịch, sổ tay, sổ ghi chép,... là được. Gần đây có một vài ứng dụng trên điện thoại có tính năng như một cuốn sổ thu chi. Khi các bạn đã quen dần, hãy kiểm tra hóa đơn và đánh dấu "mua đồ lãng phí" bằng bút highlight, dần dần các bạn sẽ biết được "mình mua cái gì, tốn bao nhiêu tiền". Do đó, việc mua những món đồ không cần thiết trong lần mua đồ tiếp theo sẽ ít hơn đó các bạn.
Nguồn: Tư liệu hình ảnh miễn phí - Ảnh AC
2. Bắt đầu từ thói quen nhỏ như mang đồ uống
Nếu bạn thường mua đồ uống tại máy bán hàng tự động, cửa hàng tiện lợi, siêu thị,... thì hãy chuyển sang mang theo "đồ uống yêu thích" từ nhà nhé. Các bạn có thể làm đồ uống ngon tại nhà như cà phê, hồng trà, trà Nhật,… Nếu mua 1 chai tốn khoảng 100 yên, thì một tuần các bạn sẽ tiết kiệm được 700 yên lận đó.
Nguồn: Tư liệu hình ảnh miễn phí - Ảnh AC
3. Sắp xếp lại đồ trong tủ lạnh giúp giảm chi phí tiền điện
Để tránh trường hợp mình quên lấy món đó ra ăn nhưng lại lỡ mua thêm một món tương tự, các bạn nên thường xuyên sắp xếp gọn gàng lại bên trong tủ lạnh của mình nhé. Như vậy, trong nháy mắt các bạn sẽ biết được tủ lạnh của mình đang có những gì, không có thứ gì. Thêm một lợi ích nữa là bạn có thể giảm gánh nặng cho tủ lạnh bằng cách không chất đầy tất cả các loại thực phẩm, như vậy sẽ giảm lượng điện tiêu hao.
Nguồn: Blog công khai IEbiyori
4. Để ý đến việc sử dụng hết các loại thực phẩm
Từ những nguyên liệu thực phẩm còn sót lại chút ít, các bạn có thể tận dụng để làm những món ăn khác như cắt nhỏ rồi cho vào tủ đông để khi cần thì lấy ra làm cơm hộp, hoặc làm thức ăn kèm,… để dễ dàng sử dụng các thành phần nguyên liệu còn lại cùng một lúc làm donburi-mono (thức ăn và cơm đựng trong bát). Đây chính là cơ hội để thành thạo các công thức nấu ăn donburi-mono, các bạn nên thử tận dụng để lên thực đơn hàng ngày nhé.
Bất kể có rơi vào “Tình trạng khẩn cấp" như thời kỳ COVID-19 này hay không, thì việc chúng ta chuẩn bị cho mình “khoản tiền dự phòng có thể sử dụng bất kỳ lúc nào" là rất quan trọng. Do ảnh hưởng của COVID-19, nên các chi phí khác với bình thường có lẽ sẽ tăng lên, nhưng đây chính là cơ hội tốt để các bạn nhìn nhận lại cuộc sống của chính mình, tự hỏi mình xem “liệu mình có đang lãng phí tiền không?”
Khi nghe cụm từ “sống tiết kiệm", chắc hẳn bạn đang hình dung rằng mình sẽ phải kiềm chế những việc mình muốn làm, những thứ mình muốn ăn, nhưng thực tế thường là “tích luỹ các thói quen xấu nhỏ nhặt" có thể dẫn đến việc chi tiêu lãng phí. Chúng ta đang có nhiều thời gian ở nhà, nên các bạn hãy thử nghĩ về việc “mình thường tiêu tiền vào việc gì?”. Những thói quen nhỏ và sự tiêu tiền thông minh sẽ giúp các bạn tiết kiệm tiền dễ dàng hơn.
Nguồn:
Kinarino "Thử bắt đầu “cách tiết kiệm tiền hợp lý” không? “11 thói quen tiết kiệm tiền” của những người thông minh" https://00m.in/foKod