scroll top
Nhật Bản “Tuyên bố tình trạng khẩn cấp” kéo dài đến 31/5
07/05/2020
4123
Vào ngày 4/5, Thủ tướng Abe Shinzo đã có phát biểu kéo dài thời hạn của Tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì lý do số người nhiễm virus COVID-19 chưa giảm đủ đến mức cần thiết.

Trong phát biểu này, Thủ tướng cũng cho biết sẽ lắng nghe ý kiến của các chuyên gia về tình trạng cung cấp dịch vụ y tế hay biến động về số người nhiễm virus từng vùng tại thời điểm ngày 14/5. Nếu tình trạng được đánh giá khả quan thì sẽ cho phép gỡ bỏ tuyên bố tình trạng khẩn cấp này tại một vài địa phương mà không phải chờ đến hạn cuối cùng. Dưới đây là các nội dung chính trong phát biểu của Thủ tướng Abe Shinzo, các bạn hãy đọc kỹ nội dung nhé!

Nguồn: Văn phòng Thủ tướng “Họp báo của Thủ tướng về vấn đề lây nhiễm virus COVID-19”

Những điểm chính trong Tuyên bố tình trạng khẩn cấp được kéo dài thời hạn

  • Thời hạn thực hiện: Từ ngày 7/5/2020 ~ ngày 31/5/2020
  • Địa phương thực hiện: 47 tỉnh thành trên toàn Nhật Bản
  • Cảnh báo đặc biệt: 13 tình thành (Hokkaido, Ibaraki, Saitama, Chiba, Tokyo, Kanagawa, Gifu, Aichi, Ishikawa, Kyoto, Osaka, Hyogo, Fukuoka)
  • Lý do thực hiện:
    1. Số ca nhiễm mới chưa giảm đến mức cần thiết
    2. Nhằm ngăn chặn việc di chuyển của người dân từ thành thị về nông thôn, làm xảy ra hiện tượng lây nhiễm cộng đồng
    3. Nhằm ngăn chặn việc quá tải y tế vì tình trạng lây nhiễm rộng
  • Hạn chế hành động: Tùy theo từng địa phương mà việc hạn chế ra ngoài hay các cơ sở đang bị hạn chế sử dụng sẽ có sự khác biệt.

1. Lý do kéo dài thời hạn thực hiện

  • Số ca nhiễm mới chưa giảm đến mức cần thiết
  • Nhằm ngăn chặn việc di chuyển của người dân từ thành thị về nông thôn, làm xảy ra hiện tượng lây nhiễm cộng đồng
  • Nếu tình trạng lây nhiễm tăng nhanh thì sẽ tạo áp lực lớn với ngành y tế

2. Sau 1 tháng đưa ra Tuyên bố tình trạng khẩn cấp, yêu cầu hạn chế ra ngoài, đã có những kết quả như sau

  • Đã có kết quả trong việc giảm 80% mức tiếp xúc với người xung quanh
  • Từ 700 ca nhiễm mới/ngày đã giảm xuống còn 200 ca nhiễm mới/ngày (giảm còn 1/3)
  • Số ca lây nhiễm mới trong nước đang có xu hướng giảm xuống
  • Tuy nhiên, số ca nhiễm mới chưa giảm đến mức cần thiết

3. Tùy theo tình hình của từng địa phương mà đối ứng sẽ có sự khác biệt

“Tuyên bố tình trạng khẩn cấp” được áp dụng cho toàn bộ các địa phương trên toàn quốc, tuy nhiên vẫn có một vài địa phương được yêu cầu phải thực hiện những đối sách hạn chế lây nhiễm trọng điểm. Dưới đây là 13 tỉnh thành có tình trạng lây nhiễm nghiêm trọng.

Các địa phương trọng điểm trong thực hiện đối sách phòng chống lây nhiễm: Hokkaido, Ibaraki, Saitama, Chiba, Tokyo, Kanagawa, Gifu, Aichi, Ishikawa, Kyoto, Osaka, Hyogo, Fukuoka

  • Các địa phương cảnh báo đặc biệt (13 tỉnh thành)
    Những tỉnh thành này cần tiếp tục thực hiện các biện pháp như đã được thực hiện từ trước đến nay, như hạn chế ra ngoài, giảm 80% tiếp xúc với những người xung quanh.
  • Các địa phương khác (34 tỉnh)
    34 tỉnh có số ca nhiễm ít hơn so với các tỉnh thành nói ở trên thì thực hiện đúng phương châm chuyển giai đoạn sang việc “hạn chế lây nhiễm” và “duy trì hoạt động kinh tế xã hội”.

4. Lý do yêu cầu người dân hạn chế ra ngoài

  • Vì sẽ tăng khả năng lây lan cho người ngoài tỉnh, làm tăng số người lây nhiễm.
  • Làm tăng áp lực lên các cơ sở y tế, chính quyền, người lao động tại địa phương mình tới.
Những điều cần triệt để thực hiện để ngăn ngừa lây nhiễm lan rộng
Từ khóa: “3-mitsu – 3 điều nên tránh”, “giảm 80% tiếp xúc”, “chỉ ra ngoài 1 lần”
  • Tránh 3 điều: phòng kín, đông người, tiếp xúc gần.
  • Giảm 80% tiếp xúc với những người xung quanh (ví dụ: nếu bình thường gặp 10 người/ngày thì giảm xuống còn 2 người/ngày.
  • Việc ra ngoài tiếp xúc với người khác cần giảm xuống “1 lần/ngày”.
  • Không di chuyển ra khỏi địa phương đang sống, không ra ngoài khi không cần thiết.

Các bạn Thực tập sinh thân mến

Trước khi Tuyên bố tình trạng khẩn cấp được đưa ra vào 1 tháng trước, nhiều người đã lo lắng rằng không biết Nhật có trở thành ổ dịch lớn như các nước Âu Mỹ hay không. Nhật Bản cũng khác với các nước khác là không có bất kỳ hình phạt cưỡng chế nào đối với việc ra ngoài. Vì thế, hành động và suy nghĩ của từng người dân là vô cùng quan trọng, nhưng với sự hợp tác của tất cả các bạn mà Nhật đã đạt được kết quả là giảm được số ca nhiễm mới.

Trong kỳ nghỉ lễ dài, chắc hẳn đã có rất nhiều bạn đã lên kế hoạch đi du lịch, hẹn hò đi chơi, nhưng vì chính bản thân và những người thân yêu, các bạn ấy đã hủy bỏ kế hoạch và nghỉ ngơi tại nhà. Từng hành động hàng ngày của các bạn đã mang đến kết quả tích cực hiện tại. Trong tháng 4, có những ngày số ca nhiễm mới lên đến 700 người, thì nay con số này đã giảm xuống chỉ còn khoảng 200 người. Kết quả này chắc hẳn đã chứng minh được tầm quan trọng của ý thức và hành động của mỗi người chúng ta.

Tuyên bố tình trạng khẩn cấp sẽ không kéo dài vĩnh viễn. Chắc chắn sẽ đến được giây phút chúng ta chiến thắng được con virus này. Lúc đó, chúng ta sẽ có rất nhiều điều muốn làm như đi chơi, mở tiệc cùng gia đình, bạn bè. Vì giây phút đó, các bạn hãy cố gắng kiên trì trong công tác phòng chống lây nhiễm COVID-19, tiến lên phía trước bằng tinh thần tươi vui và những niềm mong mỏi vào tương lai, bạn nhé!

Nguồn:

Chuyên gia COVID-19 Hội Hữu chí “Gửi người dân cả nước những điều thay đổi và không thay đổi trong việc kéo dài Tuyên bố tình trạng khẩn cấp” (5/5)
https://note.stopcovid19.jp/...

Văn phòng Thủ tướng “Họp báo của Thủ tướng về vấn đề lây nhiễm virus COVID-19”
https://www.kantei.go.jp/...html

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này