scroll top
Bảo vệ bản thân khỏi lây nhiễm với “Bài tập A-i-u-be” để hô hấp bằng mũi
21/04/2020
1368
Về vai trò của miệng và mũi, từ trước đến nay chúng ta biết rằng "miệng là cơ quan để ăn" và "mũi là cơ quan để hô hấp". Nhưng vì con người có thể "nói chuyện" được, nên số người hô hấp bằng miệng một cách vô thức cũng đang tăng lên. Nếu cứ tiếp tục hô hấp bằng miệng, vi khuẩn trong khoang miệng tăng lên và làm tăng nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Trong bài viết này, ESUHAI muốn giới thiệu với các bạn một phương pháp tốt cho sức khỏe có thể áp dụng ngay và luôn, đó là “bài tập A-i-u-be", giúp chúng ta chuyển từ hô hấp bằng miệng sang hô hấp bằng mũi.

Nguồn: Tư liệu hình ảnh miễn phí Ảnh AC

"Bài tập A-i-u-be" là gì?

Theo Viện trưởng Imai Kazuaki, thuộc Phòng khám Mirai ở tỉnh Fukuoka, thì đây là "bài thể dục cho cơ miệng giúp cải thiện việc hô hấp bằng miệng thành hô hấp bằng mũi". Bài tập này được ông nghĩ ra do bản thân ông nhận thấy các mối nguy hại cho sức khỏe của việc hô hấp bằng miệng.
※ Bài viết này được viết dựa theo thông tin dưới đây:
Link thông tin: https://mirai-iryou.com/aiube/

1. Hô hấp bằng miệng là nguyên nhân gây lây nhiễm

Lý do tại sao hô hấp bằng mũi lại tốt hơn
Các bạn có biết mối quan hệ giữa các căn bệnh truyền nhiễm và hô hấp là gì không? Có rất nhiều loại vi khuẩn lây lan trôi nổi trong không khí, trong đó có cả virus COVID-19. Chức năng của mũi là lọc bỏ những vi khuẩn này và chỉ hít không khí an toàn vào cơ thể. Còn khi không khí được hít vào qua miệng, các chất lạ sẽ xâm nhập trực tiếp vào cơ thể và không khí lạnh có thể làm tổn thương cổ họng, làm suy giảm khả năng miễn dịch của chúng ta. Nói cách khác, hô hấp bằng mũi làm giảm nguy cơ lây nhiễm.

2. Phương pháp này dành cho những bạn có thói quen sau:

  • Hô hấp bằng miệng một cách vô thức
  • Miệng lúc nào cũng hở ra
  • Dễ bị mệt mỏi, uể oải và không có động lực
  • Muốn biết thêm phương pháp bảo vệ sức khoẻ đơn giản
  • Đang gặp rắc rối với các bệnh dị ứng (dị ứng phấn hoa, hen suyễn, viêm da dị ứng, v.v...)

Mỗi ngày chúng ta hít thở khoảng 20.000 lần. Không phải tất cả các bệnh đều được cải thiện nhờ "Bài tập A-i-u-be", nhưng nếu các bạn duy trì bài tập cơ miệng này và có thể hô hấp bằng mũi một cách tự nhiên, các triệu chứng bệnh sẽ dần dần được cải thiện. Nếu hô hấp sai cách, nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh và mệt mỏi sẽ tăng lên,. Chính vì vậy, để hít được không khí an toàn vào cơ thể, hãy thay đổi thói quen của mình nếu bạn vẫn đang hô hấp bằng miệng một cách vô thức.

3. Cách thực hiện "bài tập A-i-u-be"

Lặp đi lặp lại bốn động tác sau theo đúng thứ tự. Bạn có phát ra tiếng hay không phát ra tiếng đều được, nhưng nếu phát ra tiếng sẽ làm tăng thêm hiệu quả giãn cơ.

① Nói "Aaaa" và mở to miệng
Mở miệng rộng hơn bình thường. Nếu bạn bị đau cằm, có thể bỏ qua bài tập "Aaaa" này.

 ② Nói “Iiii" và mở rộng miệng sang hai bên
Mở rộng miệng sang hai bên cho đến khi gân cổ căng ra.

 ③ Nói “Uuuu" và chu miệng ra phía trước thật nhiều
Chu miệng ra phía trước hết cỡ.

 ④ Nói “Beee" và thè lưỡi ra, rướn lưỡi xuống dưới cằm
Rướn lưỡi xuống dưới cằm, tưởng tượng giống như sẽ liếm cằm của bạn. Nếu bạn bị đau cằm, hãy bỏ qua bài tập cơ miệng “Beee" này.

xuat-khau-lao-dong-esuhai-1

Số lần và khoảng thời gian nên thực hiện

Thực hiện mỗi ngày, một ngày 30 lần từ bước 1 đến bước 4
Cho đến khi các bạn quen với bài tập này, có lẽ sẽ dễ dàng tiếp tục nếu bạn chia nó thành ra thành 2 - 3 lần thực hiện.

Thời điểm thực hành bài tập
Nên thực hành lúc đang ngâm bồn tắm để miệng không bị khô.
Nên thực hành trước khi đi ngủ để làm tăng khả năng bài tiết nước bọt.

Các lưu ý khi thực hành bài tập
Do phải di chuyển miệng nhiều hơn so với khi chúng ta nói chuyện, nên đừng ép buộc bản thân nếu bạn bị đau cằm khi mở miệng.
Có thể giảm số lần thực hiện xuống, hoặc chỉ tập các bài tập “Aaaa”, “Iiii” để không gây áp lực lên cằm.

Các bạn Thực tập sinh thân mến

Các bạn đã bao giờ nghe nói rằng hô hấp nên thật chậm và thật sâu thì mới tốt cho cơ thể chưa? Nếu các bạn thử thực hành hô hấp bằng cả mũi và miệng thì các bạn sẽ biết được “hô hấp bằng miệng thì hơi thở sẽ nhanh và không được sâu”, còn “hô hấp bằng mũi thì hơi thở sẽ chậm và sâu". Hít vào bằng mũi thật sâu và thật chậm không chỉ chữa được tận gốc tất cả các bệnh, mà còn có tác dụng thư giãn, giúp tâm hồn của chúng ta dịu nhẹ hơn. Do những thay đổi trong bối cảnh xã hội khiến chúng ta phải “hạn chế ra ngoài” và “ở nhà cách ly”, có lẽ sẽ có bạn không thể giữ được năng lượng khoẻ mạnh như bình thường. Nhưng những lúc như thế này là lúc chúng ta nên lưu tâm đến việc "bình thường chúng ta hít hô hấp bằng mũi hay miệng?" để thay bằng phương pháp hô hấp đúng hơn, nhằm duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần tốt hơn nhé các bạn.

Nguồn:

Phòng khám Mirai “Các bài tập hô hấp A-i-u-be"
https://mirai-iryou.com/aiube/

Tư liệu hình ảnh miễn phí Ảnh AC
https://www.photo-ac.com/

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này