scroll top
Tin này thuộc chuyên mục: Thông tin Nhật Bản
Diễn tập ứng phó với sóng thần - Nội dung giáo dục bắt buộc tại Nhật Bản
28/02/2019
967
Các cuộc diễn tập ứng phó với động đất, sóng thần đã trở thành một nội dung giáo dục bắt buộc kể từ bậc mầm non tại Nhật Bản.

Trong buổi diễn tập chống sóng thần của cô trò trường mầm non Asaba, thành phố Fukuroi, Nhật Bản, ngôi trường chỉ cách bờ biển khoảng 1km, cả giáo viên và học sinh đều không được biết về cuộc diễn tập cho đến khi tín hiệu báo động giả được vang lên. Áo, mũ cứu hộ là vật dụng quan trọng, hầu hết học sinh đều phải tự mặc được, giáo viên chỉ hỗ trợ những em bé rất nhỏ và sử dụng xe đẩy chuyên dụng để di chuyển. Việc giáo dục ý thức bình tĩnh, kỷ luật và tự lập là điều quan trọng nhất trong các cuộc diễn tập của các em nhỏ bậc nhà trẻ, mẫu giáo tại đây.

Tháp chống sóng thần với tên gọi Kirarin được quy hoạch đặt ngay gần các trường học, chịu được sóng thần có độ cao dưới 12m và đủ không gian cho 270 người sơ tán. Những tháp chống sóng thần tại Nhật Bản khá phổ biến, thường được xây dựng ở gần những nơi như trường học. Học sinh sẽ luyện tập chạy lên những tháp chống sóng thần như thế này khoảng 1 lần/tuần.

Đối với các trường học ở gần khu vực bờ biển, cường độ diễn tập là cao nhất, khoảng 1 lần/tuần và trở thành tiết học bắt buộc trong hệ thống giáo dục của Nhật Bản. Tín hiệu cảnh báo động đất, sóng thần được nối trực tiếp từ các trường học đến trung tâm cảnh báo, không qua khâu trung gian nhằm đảm bảo thời gian tính.

Ở Nhật Bản, nguy cơ động đất, sóng thần luôn thường trực. Do đó, người dân nơi đây buộc phải hình thành phản xạ ngay khi có thảm họa.

Theo VTV 

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này