scroll top
Tin này thuộc chuyên mục: Tin tức & Sự kiện
CoC-VN: ISO chuyên ngành của các doanh nghiệp XKLĐ
22/04/2017
1917
Vừa qua tại Hà Nội, Hiệp hội Xuất khẩu Lao động Việt Nam (VAMAS) phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức Hội nghị đánh giá việc thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử (CoC-VN) năm thứ 4 và công bố xếp hạng năm 2016 đối với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Công ty Esuhai là đơn vị được mời báo cáo trực tiếp tại Hội nghị với vai trò là một thực tiễn điển hình doanh nghiệp XKLĐ áp dụng tốt các nguyên tắc của CoC-VN trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và quản lý lao động tại nước ngoài, cụ thể là thị trường Nhật Bản.

 

 

 

Trong suốt những năm qua, Esuhai luôn đánh giá cao CoC-VN, xem CoC-VN là kim chỉ nam dẫn dắt và triệt để ứng dụng 12 nhóm nguyên tắc xuyên suốt toàn bộ hoạt động của công ty. 

 

CoC-VN có tính cụ thể tới nghiệp vụ chuyên môn sâu của mỗi doanh nghiệp. Từ định hướng phát triển, tiêu chuẩn ứng xử trong kinh doanh, quy định pháp luật đến từng nghiệp vụ thực tiễn như: Truyền thông, tuyển chọn, đào tạo, bảo vệ quyền lợi người lao động khi ở nước ngoài, xây dựng quan hệ với đối tác, đón người lao động về nước và tạo việc làm tái hòa nhập…

 

Thành lập vào năm 2006 với thị trường duy nhất mà Esuhai chọn hợp tác là Nhật Bản. Đây được coi là thị trường khó tính, đòi hỏi người lao động phải có những tố chất phù hợp và được đào tạo bài bản trước khi xuất cảnh. Định hướng phát triển kinh doanh của Esuhai từ những ngày đầu mới thành lập đã hướng tới chính sách kinh doanh đặt lợi ích quốc gia và lợi ích của người lao động là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình. Coi hoạt động của mình là quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực thu hút đầu tư Nhật Bản, thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ nước nhà. Chính vì vậy, các nghiệp vụ kể trên đã được Esuhai triển khai trước khi tiếp cận với CoC-VN. Đây chính là điểm thuận lợi rất lớn cho Esuhai khi tham gia vào VAMAS và áp dụng CoC-VN. 

 

 

Anh Nguyễn Xuân Lanh - Đại diện BGĐ công ty báo cáo trước Hội nghị về việc thực hiện CoC-VN của Esuhai 

 

Những kết quả tác động nổi bật mà Esuhai đạt được sau khi triệt để ứng dụng 12 nhóm nguyên tắc của CoC-VN vào hoạt động của công ty:

 

Đối với chính sách phát triển kinh doanh: Uy tín, niềm tin, hình ảnh của Esuhai đã được ghi nhận bởi người lao động, phụ huynh, các phương tiện truyền thông đại chúng, các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới các địa phương, khách hàng Nhật Bản và các cơ quan quản lý nhà nước Nhật Bản. 

Đối với hoạt động tuyển chọn nguồn: Trên 80% nguồn ứng viên đến với Esuhai là thông qua truyền miệng từ thế hệ trước truyền cho thế hệ sau. 75% ứng viên tham gia chương trình của Esuhai có trình độ ĐH/CĐ/TC và có tay nghề trước xuất cảnh.


Đối với hoạt động đào tạo: Thực tập sinh, Kỹ sư do Esuhai phái cử đều có mục tiêu, định hướng sự nghiệp rõ ràng trước khi xuất cảnh, có ý thức, tác phong tốt, có năng lực tiếng Nhật tốt nên được khách hàng đánh giá cao. Kết quả này tác động tới số lượng đơn tuyển dụng từ các doanh nghiệp Nhật Bản đến Esuhai tăng trưởng mạnh, số lượng phái cử tăng trưởng khoảng 30% mỗi năm.

 

Đối với quản lý Thực tập sinh tại Nhật: Tất cả học viên đã được đào tạo kỹ lưỡng trước xuất cảnh tại KaizenYoshidaSchool nên Esuhai không mất nhiều thời gian, nguồn lực xử lý những tình huống tiêu cực do người lao động tạo ra. Tuy nhiên Esuhai vẫn đầu tư nguồn lực đáng kể để tăng cường hỗ trợ người lao động trong việc học, thi tiếng Nhật, giao lưu văn hóa… khi làm việc tại Nhật.

 

Đối với tái hòa nhập, tạo việc làm khi về nước: Mỗi tháng một lần Esuhai tổ chức lễ đón Thực tập sinh về nước nhằm đánh giá kết quả đạt được sau thời gian thực tập. Đồng thời đó, Esuhai tổ chức các khóa đào tạo quản lý sản xuất, tiếng Nhật thương mại, kỹ năng quản lý và thông báo các đơn tuyển dụng việc làm trong nước để các bạn ứng tuyển. Số Thực tập sinh Esuhai hỗ trợ giới thiệu việc làm chỉ chiếm khoảng 25% đến 30%. Số còn lại đã tự xin được việc làm, tự kinh doanh do trình độ tiếng Nhật tốt (tỷ lệ đạt năng lực Nhật ngữ từ N3 trở lên khi về nước chiếm 65%) và có trình độ chuyên môn, tay nghề trước xuất cảnh (75% ứng viên tham gia chương trình có trình độ ĐH/CĐ/TC).

 

 

Với chính sách phát triển của Esuhai và việc áp dụng CoC-VN, người lao động đã được hưởng rất nhiều lợi ích khi tham gia chương trình việc làm tại Nhật Bản, cụ thể như sau:

  • Ứng viên được đào tạo nhiều nhất (từ 8 tháng tới 1 năm) giúp họ nâng cao rõ rệt về nhận thức, tác phong, kỹ năng và đặc biệt là tiếng Nhật. Từ đó khách hàng đánh giá ý thức, tác phong, kỷ luật làm việc của người lao động nghiêm túc, tốt. Những yếu tố này tác động trực tiếp đến khả năng tiếp cận việc làm với mức thu nhập từ 400 – 1000 USD/tháng khi về nước của các bạn. 
  • Esuhai chủ trương không thông qua trung gian môi giới đã giúp người lao động được thụ hưởng dịch vụ tốt nhất với chi phí thấp nhất.
  • Năng lực phát triển khách hàng, tạo niềm tin được với đối tác Nhật Bản đã giúp người lao động không phải lo lắng tham gia mà không được phỏng vấn, không trúng tuyển. Đồng thời đó, Esuhai định hướng tuyển chọn đối tác (nhà tuyển dụng) có uy tín giúp người lao động được tiếp cận công việc ít mạo hiểm, ít rủi ro, không gây xung đột giữa người lao động với nhà tuyển dụng.

Từ những tác động trên, trong thời gian tới, Esuhai định hướng tiếp tục áp dụng CoC-VN vào các hoạt động của công ty. 


 

Thông tin thêm về Bộ Quy tắc ứng xử (CoC-VN) của Hiệp hội Xuất khẩu Lao động Việt Nam (VAMAS)

 

CoC-VN là một cơ chế tự nguyện được áp dụng đối với các doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhằm cải thiện việc tuân thủ luật pháp Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế, thúc đẩy quản lý doanh nghiệp tốt hơn và bảo vệ người lao động làm việc ở nước ngoài khỏi việc bị bóc lột, cưỡng bức và mua bán người.

 

CoC-VN được thông qua năm 2010 và đã có 144 doanh nghiệp ký cam kết tuân thủ các nguyên tắc và hướng dẫn trong đó. Với sự hỗ trợ của dự án TAM GIÁC khu vực ASEAN, cơ chế giám sát và đánh giá đã được xây dựng vào năm 2012. Số lượng doanh nghiệp tham gia CoC-VN tăng mỗi năm: Năm thứ nhất: 20, năm thứ hai: 47, năm thứ ba: 66 và năm thứ tư là 88. Mục tiêu trong năm tới, số lượng doanh nghiệp tham gia đánh giá, xếp hạng sẽ tăng lên 106 doanh nghiệp.

 

Đánh giá được thực hiện trên các lĩnh vực như quảng cáo, tuyển chọn, đào tạo, ký kết hợp đồng, giải quyết tranh chấp, hỗ trợ lao động trở về và các doanh nghiệp được xếp hạng. Xếp hạng doanh nghiệp dựa trên kết quả đánh giá của Hội đồng đánh giá. Hội đồng đánh giá và xếp hạng dựa trên thông tin thu thập từ các Sở LĐ-TBXH, thanh tra của Bộ LĐ-TBXH, thanh tra Cục Quản lý lao động ngoài nước, Ban Quản lý lao động Việt Nam ở các nước nhận lao động, các phương tiện thông tin đại chúng và cả từ người lao động trước xuất cảnh cũng như lao động đã về nước.

 

Trong số 86 doanh nghiệp xuất khẩu lao động được giám sát và đánh giá việc thực hiện CoC-VN năm 2016, có 37 doanh nghiệp được xếp hạng 5 sao (chiếm 43%); 41 doanh nghiệp được xếp hạng 4 sao và số còn lại được xếp hạng 3 sao. Số doanh nghiệp tham gia CoC-VN chỉ chiếm 31,4% trong tổng số doanh nghiệp được cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhưng có tới 61,62% lao động xuất cảnh trong năm 2016 thông qua những doanh nghiệp này. 

 

Việc đánh giá, công bố xếp hạng được thông tin rộng rãi đến các tổ chức quốc tế, đại sứ quán, đối tác nước ngoài, các nhà hoạch định chính sách, chính quyền địa phương, chủ sử dụng lao động, viện nghiên cứu, doanh nghiệp XKLĐ, truyền thông, người lao động và gia đình của họ về độ tin cậy của các doanh nghiệp dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. 


NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này