scroll top
Tin này thuộc chuyên mục: Tin tức & Sự kiện
[TGĐ LÊ LONG SƠN TRẢ LỜI PHỎNG VẤN BÁO NHẬT] Tổng Giám đốc cơ quan phái cử và đào tạo nhân lực Esuhai - Lê Long Sơn
27/04/2023
624
Lê Long Sơn sinh ra tại Hà Nội, Việt Nam. Năm 1994, sau khi tốt nghiệp khoa Cơ khí trường Đại học Bách khoa, ông sang Nhật với tư cách là Du học sinh. Năm 2000, ông hoàn thành chương trình Thạc sĩ tại trường Đại học Tokyo Noko. Sau thời gian làm việc ở cơ quan phái cử và tiếp nhận Thực tập sinh Việt Nam ở Nhật Bản, ông đã trở về nước 5 năm sau đó và khởi nghiệp thành lập công ty phái cử và đào tạo nhân lực có tên là ANVINA tại thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1991, từ khi còn là một sinh viên Đại học năm 3, Lê Long Sơn đã ấp ủ giấc mơ cống hiến cho nền công nghiệp của nước nhà. Và cuối cùng, cơ hội để thực hiện giấc mơ đó đã đến với ông. Đó là thời điểm khi ân sư của ông, Nhà giáo Nguyễn Đức Hòe trở về Việt Nam để thành lập trường Nhật ngữ. Nhờ đó mà con đường sang Nhật du học của Lê Long Sơn đã được mở ra.

Trước đó, khi nhắc đến việc Du học, người ta chỉ nghĩ đến những nước tiên tiến như Nga, Đông Đức hay Ba Lan. Tuy nhiên vào năm 1989, khi ông vào Đại học, những sự kiện mang tính Quốc tế như: Cuộc Cách mạng dân chủ hóa ở Đông Âu, hay sự sụp đổ của Bức tường Berlin lần lượt xảy ra, đó chính là một năm đầy biến động của Thế giới và là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Nhà nước Liên Xô vào 2 năm sau đó.

“Vốn dĩ tôi đã nghĩ rằng mình không thể nào bước chân tới các nước Tư bản chủ nghĩa, tuy nhiên khi biết rằng mình có thể sang Nhật thì tôi đã vô cùng phấn chấn, thậm chí tôi có thể sẵn sàng kết thúc việc học ở trường Đại học để sang Nhật Bản ngay lúc đó”, ông nhớ lại.

Gia đình ông ở Thành phố Hồ Chí Minh kinh doanh cửa hàng và nhà máy may áo cưới, từ nửa sau những năm 80, khi Việt Nam bắt đầu đi vào công cuộc Đổi mới, việc kinh doanh của gia đình ông trở nên phát triển hơn. Lúc bấy giờ, so với các loại xe hơi, xe máy của cộng hòa Séc hay của Nga thì các sản phẩm “made in Japan” như Tivi trắng đen Mitsubishi, tủ lạnh Sanyo, xe máy Honda,... trở nên ấn tượng hơn bao giờ hết.

Lúc bấy giờ, người anh em kết nghĩa của ông đã bắt đầu thành lập nhà máy dập khuôn sắt và sản xuất các linh kiện thay thế. Bản thân ông cũng có ý định sẽ học tập những kỹ thuật về dập khuôn ở Nhật Bản và những nước có nền công nghiệp phát triển ở Châu Á để sau đó thành lập nhà máy dập khuôn ở quê hương. Và đó chính là mục tiêu trong tương lai của ông.

Ông Lê Long Sơn và các Thực tập sinh tại Esuhai.

Không chỉ là thu nhập mà còn là khả năng tiếp thu kỹ thuật

Thời gian đầu khi ông đến Nhật Bản, ông đã theo học ở một trường tiếng Nhật ở thành phố Omiya thuộc tỉnh Saitama. Ông sống ở lầu 2 của một cửa hàng báo. Trong khoảng 1 năm rưỡi, ông vừa làm công việc phát báo vừa học tập và làm việc với những người Hàn Quốc và Trung Quốc. Thời điểm đó, Lê Long Sơn là học sinh người Việt Nam duy nhất ở trường. Kể từ khi bước vào năm thứ 2 của chương trình Cao học, ông đã được cấp học bổng của chính phủ Nhật Bản và có thời gian hơn để chuyên tâm vào việc học.

Khi hết thúc chương trình học Thạc sĩ, khi có hiểu biết hơn về chế độ “Thực tập sinh kỹ năng”, một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của ông được mở ra. Ông đã làm thông dịch cho một nghiệp đoàn để kết nối doanh nghiệp và các thực tập sinh đang làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản. Với công việc này, ông vừa có thể làm thêm để kiếm thêm thu nhập vừa có thể tiếp xúc với các nhà máy sản xuất.

Nơi ông làm việc là một nhà máy khuôn đúc ở thành phố Adachi thuộc Tokyo. Khi tiếp xúc với các kĩ thuật khuôn đúc tiên tiến, ông đã cảm nhận được ngành công nghiệp có tính cạnh tranh này cần có nhiều ngành công nghiệp phụ trợ để đảm nhận các gói thầu phụ khác. Lúc bấy giờ đã mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam, một đất nước sau 20 năm kể từ khi kết thúc chiến tranh với đế quốc Mỹ vẫn chưa thể nào đạt đến 1/5 trong tổng số 4 triệu doanh nghiệp lớn và nhỏ ở Nhật Bản. Thực tập sinh Việt Nam ở Nhật Bản tuy có cơ hội tiếp xúc với các loại máy móc tiên tiến nhưng bởi vì năng lực tiếng Nhật chưa cao nên họ không thể giao tiếp và thấu hiểu được những nhân viên Nhật Bản. Trong quá trình làm thông dịch viên, ông đã chứng kiến được những khó khăn mà Thực tập sinh gặp phải trong công việc và cuộc sống, kể cả những lần mà họ vướng vào phạm tội.

Thay vì tự mình làm một chiếc khuôn kim loại và hay lập ra một nhà máy, ông cho rằng: "Chẳng phải đào tạo hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn người có thể chế tạo và sửa các loại khuôn đó thông qua giáo dục tiếng Nhật không phải nhanh hơn sao?", những ý tưởng như vậy dần hình thành và phát triển.

Honda – như một đại diện cho các hãng xe máy, hay Salonpas – đại diện cho các hãng sản xuất thuốc đắp/ cao dán được thành lập tại Việt Nam, có thể nói đây là cuộc bùng nổ đầu tiên của các xí nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Nếu những nhân lực trẻ Việt Nam đã học được kỹ thuật ở Nhật Bản rồi trở về nước đầu quân cho các công ty Nhật Bản tại Việt Nam thì chắc chắn rằng quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam sẽ được đẩy mạnh. Mang trong tâm ý tưởng "win-win", vào năm 2001, anh thành lập công ty phái cử và đào tạo nhân lực tại quê nhà.

Ông Lê Long Sơn và các Thực tập sinh tại Esuhai.

Mối quan hệ bổ trợ (bù đắp) lẫn nhau - Win-Win

Tâm huyết của ông Long Sơn khi đưa các Thực tập sinh đến Nhật Bản là cố gắng đảm bảo cho các em có ý thức rõ ràng về mục tiêu và mang đến cho các em sự đào tạo cẩn thận về văn hóa, cách cư xử bên cạnh tiếng Nhật. Việc đồng yên mất giá đã khiến thị trường Nhật Bản trở nên kém hấp dẫn hơn về mặt thu nhập, khiến các nhân lực trẻ Việt Nam hiện nay có khuynh hướng nhắm đến các cơ hội việc làm tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Đài Loan, Hàn Quốc, hay Australia.

Mặc dù vậy, "Nếu bạn đến Nhật Bản, bạn có thể học hỏi trau dồi được các kỹ năng, để khi trở về nước sẽ tiếp tục làm việc cho các công ty Nhật Bản ở chính đất nước mình”. Ở Nhật Bản vẫn thường xuyên diễn ra các cuộc hội nghị để xem xét các về liên quan đến chế độ thực tập sinh kỹ năng, ông đã hai lần được mời đóng góp ý kiến trước Quốc hội Nhật Bản, ông từng phát biểu: “Chế độ Thực tập sinh kỹ năng không xấu, mà do một bộ phận người đang cố ý trục lợi mà không hiểu mục đích tốt đẹp của chế độ này". Chính sự nuôi dưỡng nguồn nhân lực một cách cẩn trọng, không đi đường tắt rút ngắn tiến độ đã nhận được sự tin tưởng từ các công ty Nhật Bản, nhiều ứng viên tốt nghiệp đã trở về làm việc tại các công ty Nhật Bản ở Việt Nam, và một số đã thành đạt với cương vị quản lý tại các cơ sở, công ty.

Tên công ty "Esuhai – S2" có nghĩa là hai chữ "S" trong tiếng Việt. Cái tên này xuất phát từ sự liên tưởng hình dáng 2 nước Việt Nam và Nhật Bản trên bản đồ đều có hình dạng chữ "S". Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với số lượng nhân lực trẻ tăng đều mỗi năm. Nhật Bản, quốc gia có công nghệ phát triển và thái độ cần mẫn nhưng lại khép kín và dần trở nên tụt hậu so với cuộc cách mạng công nghiệp mới, đồng thời tăng trưởng chậm do chịu ảnh hưởng từ tỷ lệ sinh giảm và dân số già.

"Tôi muốn tạo ra một tương lai ở đó hai đất nước sẽ cùng bắt tay nhau dẫn dắt châu Á một lần nữa." - Gương mặt ông vô cùng nghiêm túc khi nói ra quyết tâm này.

Link bài báo bằng tiếng Nhật: https://tinyurl.com/58pfssxp

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này