Vì sao loại quả bình thường ở Việt Nam lại siêu đắt ở Nhật Bản?
25/05/2021
847
Ngày 23/5, lô vải thiều đầu tiên của Việt Nam trong năm nay đã đến sân bay của Nhật Bản. Để “đặt chân” vào một trong những thị trường có yêu cầu khắt khe nhất thế giới, quả vải của Việt Nam đã có một quá trình dài, chuẩn bị rất công phu.
00:00
00:00
Năm 2020, một quả vải của Việt Nam bán ở Nhật Bản có giá khoảng 1 USD.
Bà Lương Thị Kiểm - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương - chia sẻ: Năm 2020, quả vải thiều của Hải Dương lần đầu tiên dược xuất khẩu đi Nhật Bản. Tuy nhiên, để chuẩn bị, từ nhiều năm trước địa phương đã quy hoạch vùng trồng riêng cho thị trường này.
Trong đó năm 2021, tỉnh Hải Dương triển khai 45 vùng trồng (500ha) với sản lượng khoảng 5.000 tấn.
Hiện nay chỉ có 5% diện tích cây vải của Hải Dương đáp ứng được các tiêu chí kỹ thuật của Nhật Bản.
Bà Kiểm cho biết: Nông dân trong vùng xuất khẩu sẽ được đào tạo tập huấn, hướng dẫn quy trình phòng trừ sâu bệnh bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) phù hợp với tiêu chuẩn Nhật Bản.
Mặc dù được giám sát kỹ lưỡng, ngay từ khi ra hoa nhưng khi được thu hoạch, việc đầu tiên sẽ lấy mẫu quả để kiểm dư lượng thuốc BVTV. Nếu chỉ một tiêu chí không đạt, thì coi như công chăm sóc của người dân trong suốt cả một năm “đổ xuống sông, xuống biển”.
Việc chăm sóc như vậy, khâu thu hái cũng vất vả không kém. Để đảm bảo chất lượng, mẫu mã tốt nhất quả vải sẽ phải được thu hoạch vào ban đêm.
Trước 7h sáng quả vải sẽ được đưa về nhà máy.
Trước 7h sáng quả vải sẽ được đưa về nhà máy để phân loại. Chỉ những quả đạt những tiêu chuẩn về màu sắc, kích cỡ… mới được xuất khẩu.
Chỉ những quả đạt những tiêu chuẩn về màu sắc, kích cỡ… mới được xuất khẩu.
Khi đã đảm bảo không có dư lượng thuốc BVTV, quả vải sẽ được đưa vào buồng hun trùng trong 2h. Đây là công đoạn để loại bỏ toàn bộ mầm bệnh, nấm bệnh mà mắt thường không nhìn thấy, để khi quả vải sang Nhật Bản không còn có thể gây hại cho cây trồng của nước bạn.
Để đảm bảo việc hun trùng không ảnh hưởng đến chất lượng, vỏ quả không bị thâm đen thì phải đảm bảo nhiệt độ tại tâm quả vải trong lúc hun đúng 25 - 28 độ C.
Sau khi hun trùng, quả vải được rửa sạch.
Sau khi hun trùng, quả vải được rửa sạch và tiếp tục được phân loại 1 lần nữa.
Để quả vải không bị thay đổi hương vị, thịt vải không bị nát thì phải đảm bảo nhiệt độ trong tâm quả đúng 1 độ C.
Tiếp tục sau đó quả vải sẽ được đưa vào kho lạnh trong 12h. Tại công đoạn này, để quả vải không bị thay đổi hương vị, thịt vải không bị nát thì phải đảm bảo nhiệt độ trong tâm quả đúng 1 độ C.
Khâu cân...
...và đóng gói
Sau đó, để chất lượng mẫu mã được tốt nhất, quả vải nhanh chóng chuyển sang Nhật theo đường hàng không.
Tại Nhật Bản các chuyên gia của nước bạn sẽ tiếp tục kiểm tra một lần nữa
Tại Nhật Bản các chuyên gia của nước bạn sẽ tiếp tục kiểm tra một lần nữa. Vượt qua khâu cuối cùng này, quả vải thiều của Việt Nam mới có thể lên kệ hàng tại siêu thị để đến tay người tiêu dùng Nhật Bản.
Năm ngoái, một hộp vải từ 4-5 quả có giá bán ở Nhật khoảng 110.000 VND
Bà Lương Thị Kiểm chia sẻ: Có thể nói, quả vải đáp ứng được tiêu chuẩn Nhật Bản thì có thể xuất khẩu được hầu hết các thị trường khác trên thế giới. Đây là thành công và mở ra nhiều cơ hội cho những người nông dân trồng vải ở Hải Dương.
Theo baophapluat.vn
NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.