scroll top
Tin này thuộc chuyên mục: Tin tức & Sự kiện
Nhân ngày Nhà giáo nói về câu chuyện “Triết lý giáo dục”
15/11/2019
3915
Ngày nay, hầu hết mỗi quốc gia, mỗi nền giáo dục cho đến mỗi đơn vị trường học đều xây dựng cho mình một triết lý giáo dục và lấy đó là cốt lõi để định hướng hướng đi, điều chỉnh các kế hoạch hoạt động, nội dung, phương pháp đào tạo… cho đến định hướng “sản phẩm” giáo dục mà mình sẽ tạo ra.

Nhìn từ thế giới

 

UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc) năm 1996 đã đưa ra triết lý giáo dục bốn trụ cột: "Học để biết, học để làm việc, học để chung sống với nhau, học để làm người/Learning to know, Learning to work, Learning to live together and Learning to be".

Phần Lan - một trong những quốc gia có nền giáo dục trở thành hình mẫu tham khảo của thế giới có triết lý giáo dục: “Lòng tin - Bình đẳng - Hợp tác”, nêu cao phương châm dạy để học chứ không đề cao thi cử.

Nhật Bản - một trong những quốc gia có nền giáo dục thành công nhất thế giới có triết lý giáo dục được nhắc nhiều là: “Học để đổi thay”, với trọng tâm giáo dục Nhật Bản tạo ra những con người biết cống hiến cho đất nước trên nền tảng “kỷ luật thép” và sự chia sẻ gánh nặng với mọi người xung quanh.

Tại Việt Nam, nội dung phổ biến trong triết lý giáo dục chính là “Giáo dục toàn diện”, “Đức, trí, thể, mỹ” và hướng tới xây dựng công dân toàn cầu.

Từ thực tế trên cho thấy, mỗi quốc gia xây dựng và phát triển triết lý giáo dục dựa trên điều kiện nguồn lực, hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đó và hình ảnh con người cùng xã hội mà họ mong muốn. Tuy nhiên, điều quan trọng mà chúng ta có thể thấy từ triết lý của các quốc gia đó là đều lấy con người mà cụ thể là học sinh làm trung tâm cho các các hoạt động giáo dục.

Đến triết lý giáo dục của KaizenYoshidaSchool

Ra đời vào năm 2006 tại TP.HCM (Việt Nam), Trung tâm Nhật ngữ Cải Tiến (KaizenYoshidaSchool) trực thuộc Esuhai Group - một đơn vị chuyên hoạt động trong lĩnh vực đào tạo và phái cử nhân sự sang Nhật Bản làm việc đã lấy triết lý “Kaizen” làm tư tưởng chủ đạo trong việc phát triển và đào tạo của Trung tâm.

 

Theo tiếng Nhật, “Kaizen” có nghĩa là cải tiến, sửa đổi liên tục và tăng dần theo thời gian. Với triết lý “Kaizen”, KaizenYoshidaSchool đặt mục tiêu luôn kiên trì sửa đổi, cải tiến mỗi ngày để ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua, dù chỉ một chút.

Cùng với đó, KaizenYoshidaSchool có sự đầu tư bài bản và nghiêm túc vào công tác giáo dục, từ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, đội ngũ nhân sự quản lý, giáo viên đứng lớp đến nghiên cứu, phát triển nội dung, phương pháp giảng dạy và giám sát chất lượng giờ lên lớp… bên cạnh sự tâm huyết và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ của những người thầy cô.

 

Triết lý Kaizen cũng là nền tảng chủ đạo trong việc đào tạo kỹ năng sống, kỹ năng phát triển & hoàn thiện bản thân cho từng học viên đến đội ngũ giáo viên và nhân viên của KaizenYoshidaSchool. Nhằm hướng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trẻ luôn sống có mục tiêu, có chí hướng, có kỹ năng và ý thức nghề nghiệp đúng đắn, có trình độ, có tay nghề kỹ thuật và có tác phong chuyên nghiệp… Với tất cả nền tảng trên sẽ biến nhân sự trở thành nguồn tài nguyên quan trọng nhất của doanh nghiệp, của quốc gia và góp phần thúc đẩy vào sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và mối quan hệ Việt - Nhật 100 năm bền vững.

Như vậy, cũng giống như Nhật Bản và nhiều quốc gia tiên tiến khác trên thế giới, triết lý giáo dục của KaizenYoshidaSchool cũng xem con người mà cụ thể là các bạn học viên là trung tâm trong việc đào tạo, phát triển và tạo nên “sản phẩm” giáo dục là những con người “Học để làm việc”“Thành công trong công việc” (Success in Shigoto) từ KaizenYoshidaSchool.

Giáo viên có cần triết lý giáo dục cho chính mình?

Không phải tự nhiên mà thầy cô giáo được xã hội gọi với những cái tên rất trân trọng như: “kỹ sư tâm hồn” hay người “ươm mầm” tinh hoa nhân loại. Bởi, những giá trị cốt lõi mà học sinh học được từ giáo viên và cách thức truyền đạt của một giáo viên ngày hôm nay có thể tác động sâu sắc đến cách sống và ra quyết định của học sinh trong tương lai.

 

Ví dụ, nếu người thầy tin vào việc tư duy độc lập, dám dũng cảm phá vỡ định kiến thì học sinh có thể sẽ đi theo con đường tương tự. Và ngược lại, nếu quan điểm của người thầy chấp nhận những điều sẵn có thì thay vì đặt câu hỏi và tư duy, học sinh có thể cũng sẽ lặp lại y chang. Như vậy, nếu người thầy có một quan điểm hay một triết lý giáo dục tốt sẽ giúp trao truyền được các giá trị tích cực đến các thế hệ học sinh.

Với cuộc sống hiện nay, khi mà kinh nghiệm và những thực tiễn giáo dục có thể thường xuyên bị thay đổi; khi mà với vai trò là một giáo viên bạn phải cố gắng để lãnh đạo nhà trường, để khách hàng là phụ huynh cảm thấy hài lòng và học sinh lại cũng cảm thấy thật thoải mái và vui vẻ với những gì bạn truyền đạt; khi mà chính bản thân bạn cũng kỳ vọng sẽ tạo ra được những giá trị nổi trội nào đó cho tương lai, xã hội hay cộng đồng… Bạn sẽ chọn đứng về phía nào và làm như thế nào? Đó chính là triết lý giáo dục của bạn.

 

Mỗi ngày khi tới trường và đứng trước học sinh, bạn có cảm thấy hạnh phúc không? Nếu câu trả lời là có thì chắc rằng, những học sinh của bạn cũng sẽ được hạnh phúc. Một triết lý giáo dục đúng đắn sẽ là thứ giúp bạn xác định được định hướng và con đường rõ ràng để đi. Triết lý giáo dục cũng sẽ tạo ra được sự đảm bảo cho yếu tố cá nhân và thỏa mãn được những tiêu chuẩn chung nhất trong sự hài hòa, nhằm đạt mục tiêu cao nhất là hạnh phúc và thành công của những học sinh.

Và bạn có biết, triết lý hành động chung của mỗi một giáo viên tại KaizenYoshidaSchool là gì không? Đó chính là: “Hạnh phúc của mình chính là đem đến được hạnh phúc cho người khác” đấy!

Vậy học sinh có cần quan tâm đến triết lý giáo dục?

Ta là ai? Từ đâu tới? Muốn làm gì và trở thành gì? Sẽ đi về đâu?... là những câu hỏi mà chắc rằng trong cuộc đời mỗi người sẽ nên tự đặt ra và hành động để tìm câu trả lời chính xác nhất cho chính mình. Mục tiêu chính là yếu tố quyết định nên sự thành công của một người. Người nào biết và đặt ra mục tiêu càng sớm thì người đó sẽ nhanh chóng bắt tay vào học tập một cách có kế hoạch, tích cực, không mệt mỏi, không lãng phí… Và nếu mục tiêu của bạn được hỗ trợ bởi một môi trường có triết lý giáo dục phù hợp thì bạn nhất định sẽ thành công.

 

Thực tế ngày nay, có không ít phụ huynh chọn trường gửi gắm con em dựa trên sự tin tưởng và đồng thuận với triết lý giáo dục của nhà trường đó. Bởi giáo dục là một con đường dài và họ tin một môi trường có triết lý giáo dục phù hợp nhất với triết lý giáo dục mà họ muốn theo đuổi sẽ là cách tốt nhất để con em của họ rèn luyện để trở nên tử tế, trưởng thành và thành công…

Chủ đề về “Triết lý giáo dục” sẽ tiếp tục được KaizenYoshidaSchool tổ chức buổi giao lưu và chia sẻ vào sáng ngày 16/11 tới tại TP.HCM. Đây là một trong những hoạt động nhằm hướng tới chào mừng 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2019).

Những cảm nhận thú vị và ý nghĩa về chủ đề “Triết lý giáo dục” từ chính các giáo viên đang công tác tại KaizenYoshidaSchool sẽ tiếp tục được cập nhật trong những bài viết tiếp theo. 

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này