scroll top
Nghề Kaigo tại Nhật Bản: Vất vả cớ sao vẫn chọn?
14/10/2019
25616
Với sự già hóa và thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, Nhật Bản đặt mục tiêu sẽ tuyển dụng hơn 10.000 Kaigo – Chăm sóc người cao tuổi và tạo nhiều điều kiện tốt cho người lao động. Dù có nhiều than vãn nghề Kaigo vất vả khi phải chăm sóc, hỗ trợ cho người già, người tàn tật trong sinh hoạt hằng ngày nhưng số lượng các bạn trẻ đăng ký ngành nghề này (cả du học lẫn thực tập sinh) vẫn không ngừng gia tăng.

Công việc nào mà không có khó khăn, nghề Hộ lý cũng thế!

Với bạn, định nghĩa sự khó khăn là gì? Là một thực tập sinh ngành xây dựng phải đội cái nắng đến 40 độ nơi công trường; phải vác sắt trong cái lạnh âm độ như đơn giàn giáo; là khom mình trong nhà kính để trồng rau như nông nghiệp, bịt kín mít người như đơn thực phẩm, hay với Hộ lý hàng ngày phải thay bỉm, vệ sinh cho các cụ già Nhật Bản,…   

thuc-tap-sinh-nhat-ban-esuhai-kaizen-kaigo

Chúng ta thường ở ngoài và nghe những lời than vãn về sự khó khăn trong công việc của ai đó và cũng so sánh khập khiễng như: “Tôi thà được thay bỉm cho các cụ già còn hơn phải lăn lộn ngoài công trường quanh năm suốt tháng, lương Hộ lý vừa cao hơn lại nhàn hạ”. Tuy nhiên, trên đời này đã là lao động chân chính thì nghề nào cũng có những vất vả riêng, người bi quan thì chịu không nổi thế là bỏ cuộc, người tích cực thì tìm cách tháo gỡ, học dần để thích nghi tốt hơn. Chính vì thế, cứ cho rằng nghề Hộ lý là bẩn, là vất vả nhưng với những ai chịu đựng được, gạt qua những khó khăn ấy cũng đã có một tấm lòng đầy nhân ái và đáng được tôn trọng rồi.
Đặc biệt với những người gắn bó với nghề Kaigo, họ còn xem đây là ngành nghề nhàn hạ nhất trong tất cả các công việc khác tại Nhật Bản khi quanh năm suốt tháng làm trong môi trường “mưa không tới mặt, nắng không tới đầu”, lại trở thành những người luôn mang sự yên tâm, niềm vui cho người khác.

Gieo nhân ái – gặt hái niềm vui

Bất kể công việc nào cũng vậy, ban đầu có thể gặp nhiều khó khăn và chưa thích nghi được, các bạn trẻ thường nản chí, từ bỏ sớm. Nhưng khi đã quen tay, quen mắt, quen công việc mỗi ngày thì có thể khắc phục hay cải tiến bản thân để giảm bớt đi những vất vả.

Chẳng hạn như, việc tắm rửa hay giúp vệ sinh hàng ngày thường phải bế, vận chuyển các cụ nhiều dễ gây ra đau lưng thì Hộ lý có thể tìm hiểu thêm tư thế nào là tốt, ít ảnh hưởng đến cột sống nhất, hoặc dùng thêm các dụng cụ hỗ trợ, nhờ sự giúp sức của đồng nghiệp,…để làm công việc một cách tốt mà ít ảnh hưởng sức khỏe bản thân.
Bên cạnh đó, ban đầu có thể chưa quen, các cụ có thể dễ bực dọc, không hợp tác và hay quát mắng nhưng thời gian lâu dài gắn bó, xem những người già tại đây như người thân trong gia đình của mình, các bạn sẽ thấu hiểu các cụ như một “đứa trẻ lớn tuổi”, sẽ hiểu về nếp ăn uống, sinh hoạt và dễ dàng chia sẻ với các cụ hơn. Chính vì vậy, với những ai làm công việc đầy nhân ái này, chỉ cần thấy những người được mình chăm sóc ăn được, ngủ được, vui vẻ sống là một niềm hạnh phúc thật lớn lao.

thuc-tap-sinh-nhat-ban-esuhai-kaizen-1


Song song đó, bạn cũng có nhiều thời gian vui chơi, nói chuyện cùng mọi người để rèn luyện tiếng Nhật của mình tốt hơn.

Được nhiều hơn mất!

Bên cạnh ý nghĩa nhân văn, ngành nghề Kaigo tại Nhật còn mang lại nhiều lợi ích tốt về kinh tế. Khi tham gia chương trình thực tập sinh Kaigo, các bạn không chỉ được đào tạo bài bản về nghiệp vụ, tác phong, tiếng Nhật, mà còn nhận ngay thưởng 10 – 16 triệu khi đậu tiếng Nhật N4 – N3 trước khi xuất cảnh. Hơn hết, với mức lương cơ bản gần 34 triệu/tháng cũng có thể xem đây là công việc có mức lương nhỉnh hơn so với những ngành nghề khác và còn được hỗ trợ về đi lại, chỗ ở.
Đặc biệt, con đường làm việc trong tương lai cũng sẽ rộng mở hơn khi người tham gia có thể xin gia hạn 2 năm hoặc tham gia chương trình kỹ năng đặc định 5 năm hay dùng những kinh nghiệm, chuyên môn, tài chính đã tích lũy được trở về Việt Nam xin việc trong các cơ sở y tế, bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe; tự mở trung tâm hoặc làm việc tự do liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, người tàn tật.

thuc-tap-sinh-nhat-ban-esuhai-kaizen-1

Trong khi đó, tại Việt Nam, các bạn trẻ tốt nghiệp chuyên ngành Hộ lý hay Điều dưỡng ra trường thất nghiệp cũng không ít hoặc làm việc chỉ có được mức lương từ 5-7 triệu trừ các khoản chi tiêu, ăn uống khó mà dư dả, con đường thăng tiến cũng khá mịt mờ.
Tất nhiên, ở mọi sự so sánh đều có chút khập khiễng và tùy vào quan điểm của mỗi người, nhưng rõ ràng ngành nghề Hộ lý tại Nhật có chút vất vả, nhưng đổi lại bạn có được kinh tế, được rèn luyện tiếng Nhật, được đi đó đi đây khi còn trẻ,… Và để đạt được những thứ đó bạn phải đánh đổi bằng sức lao động, phải xa quê hương, nhớ gia đình... Chỉ có bạn là biết được mình có nên hay không nên chọn con đường này.

Như vậy, câu hỏi “Tại sao nghề Kaigo vất vả nhưng vẫn được chọn lựa nhiều?” đã được trả lời rất rõ ràng, Esuhai rất mong muốn bạn sẽ có định hướng đúng đắn cho con đường sự nghiệp của bản thân qua bài viết này.
Nếu vẫn còn đang băn khoăn, bạn hãy gọi số (028) 62 666 222 line 202 hoặc nhắn tin về Fanpage: Xuất khẩu lao động Nhật Bản - Esuhai, chúng tôi sẽ giúp bạn tháo gỡ nhé!   

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này