scroll top
Tin này thuộc chuyên mục: Thông tin Nhật Bản
Nhật Bản - Con đường dẫn đến thành công Paralympic Tokyo
28/08/2018
1147
Chưa đến 2 năm nữa là khai mạc Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paralympic Tokyo. Đây là sẽ lần thứ 2 Tokyo đăng cai Paralympic, sau lần đầu tiên vào năm 1964. Tokyo là thành phố duy nhất trên thế giới đăng cai Paralympic mùa Hè nhiều hơn 1 lần.

Trong mục Tiêu điểm, ông Takeuchi Tetsuya, bình luận viên cao cấp của NHK, nói về những yếu tố cần thiết để sự kiện này được nhiều người quan tâm hơn. Bản thân ông Takeuchi là một người khuyết tật.

Ông Takeuchi Tetsuya:
Các vận động viên Paralympic sử dụng sự sáng tạo và khéo léo để vượt qua giới hạn, bất chấp khuyết tật của mình. Đó là điểm thu hút sự chú ý của mọi người.

Tiến sỹ Ludwig Guttmann quá cố là người sáng lập Paralympic. Lý tưởng của ông là "Đừng nghĩ đến những gì mình mất, hãy phát huy tối đa những gì mình có". Đó là mục tiêu của các vận động viên Paralympic. Tôi nghĩ rằng một Paralympic có ý nghĩa riêng, ngoài ý nghĩa của một Thế vận hội. Tuy nhiên, Paralympic ít được chú ý hơn.

Điều cấp bách nhất là tập huấn cho các vận động viên để nâng cao trình độ trong mỗi môn thể thao. Ở nước ngoài, việc các huấn luyện viên Olympic huấn luyện cho các vận động viên khuyết tật để tranh tài tại Paralympic không phải là hiếm. Ở Nhật Bản cũng vậy, một số vận động viên hàng đầu được tập luyện dưới sự hướng dẫn của các huấn luyện viên Olympic. Cần thúc đẩy hơn nữa liên kết này.

Để thu hút thêm sự chú ý, cần tạo nhiều cơ hội hơn cho mọi người giao lưu với người khuyết tật trong cuộc sống hàng ngày. Một trong các biện pháp tốt nhất là tuyển dụng nhiều người khuyết tật hơn. Hiện nay, rất nhiều công ty đã bắt đầu tuyển dụng vận động viên Paralympic để hỗ trợ họ. Ở các cuộc thi, đôi khi chúng ta có thể bắt gặp cảnh các vận động viên khuyết tật được đồng nghiệp cổ vũ. Ngoài ra, ngày càng nhiều người tham gia hoạt động tình nguyện giúp tổ chức các sự kiện thể thao cho người khuyết tật.

Tôi cũng muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của cái gọi là giáo dục hòa nhập, trong đó trẻ khuyết tật học tập cùng với trẻ bình thường ở trường. Tôi sử dụng xe lăn từ bé, và tất cả bạn học của tôi đều nói họ có thể học được rằng người khuyết tật không phải là đối tượng gì đặc biệt. Những trải nghiệm như vậy cho thấy sẽ rất có ý nghĩa khi trẻ khuyết tật và trẻ bình thường có thời gian giao lưu cùng nhau dưới một hình thức nào đó.

Mỗi người có cá tính riêng và hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống. Tôi nghĩ rằng cần tạo ra 1 xã hội trong đó mọi người được công nhận như 1 cá nhân và được khích lệ tham gia vào xã hội một cách tích cực, dù người đó có là người khuyết tật hay không, để chuẩn bị cho Paralympic sắp tới. Như thế, tôi nghĩ là chúng ta sẽ có thể đưa Thế vận hội dành cho người khuyết tật trở thành một sự kiện thực sự có ý nghĩa.

Theo NHK

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này