scroll top
Tin này thuộc chuyên mục: Tin tức & Sự kiện
Trịnh Kim Ánh - Cựu học viên Kaizen đạt giải ba cuộc thi viết tiếng Nhật dành cho Thực tập sinh
20/02/2017
1391
Trước khi sang Nhật làm việc theo chương trình Thực tập kỹ năng trong 03 năm ở công ty chuyên về sản xuất nấm sạch tại tỉnh Hiroshima, Trịnh Kim Ánh đã học tiếng Nhật một năm tại trường Kaizen. Hiện Kim Ánh đã hoàn thành chương trình và trở về nước vào tháng 01/2017 với bằng năng lực Nhật ngữ N2.

 

 

Bạn đã có đôi lời chia sẻ với học viên Kaizen và mọi người về quãng thời gian sinh sống, làm việc tại Nhật Bản và những bài học quý giá mà bạn đã nhận được khi học tập tại Kaizen. Mời xem tại: http://bit.ly/2kAGBns            

                                                                                                           

Tác phẩm đạt giải ba cuộc thi viết tiếng Nhật dành cho Thực tập sinh của Kim Ánh: NHỮNG BÀI HỌC TỪ NHẬT BẢN

 

“Nếu bạn có một chai nước đang uống dở dang, bạn sẽ làm gì? Vứt đi? Hay để lại vị trí cũ? Hay bạn sẽ đem về?


Ngày trước, lúc tôi ở Việt Nam, tôi từng làm việc trong một công ty của Nhật. Một ngày nọ, trong một buổi hội nghị của công ty, mỗi người tham dự đều được phát một chai nước. Sau buổi hội nghị ấy, tôi là người dọn dẹp phòng và có một việc đã làm tôi bất ngờ. Đó là trên bàn của những nhân viên người Nhật thì không còn một chai nước nào, ngược lại trên bàn của những người Việt thì có những chai nước còn đang uống dở, có những chai nước chỉ mới mở nắp vẫn nằm y nguyên trên bàn. Sau đó, tôi mới kể chuyện này cho một bác người Nhật trong công ty, bác ấy nói “Ở Nhật, thức uống còn đang uống dở dang, họ sẽ đem về uống tiếp chứ không để lại, đó đã là thói quen của người Nhật rồi”.


Sau đó, tôi đến Nhật làm việc với tư cách Thực tập sinh, tôi đã học được rất nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống cũng như trong công việc của người Nhật. Ví dụ như việc phân loại rác, cho dù là ở nhà hay là ở công ty, người Nhật ai ai cũng đều có ý thức phân loại rác, bao gồm rác không cháy được, rác cháy được, rác ngoại cỡ và các loại chai lọ thủy tinh, vỏ lon… ngay cả chuyến đi ăn BBQ với công ty, mọi người cũng phân loại rác. Ở Nhật đó là điều đương nhiên.


Hơn nữa, ở công ty tôi, từ ký túc xá tới xưởng làm việc, mọi người phải thay dép tới 3 lần. Lần đầu tiên là từ ký túc xá tới cửa công ty, lần thứ hai từ cửa công ty vào cửa xưởng làm việc và lần thứ ba thay dép vào xưởng làm việc. Chưa hết, cứ 30 phút mọi người kiểm tra xem có cọng tóc nào dính ra ngoài không. Vì công ty tôi làm việc là công ty thực phẩm. Nhớ ngày đầu đi làm, tôi ngạc nhiên lắm vì quy trình thực hiện quá kỹ lưỡng. Bác Giám đốc xưởng đã giải thích cho chúng tôi quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của công ty. Bác nói, công ty chúng tôi là một công ty sản xuất nấm sạch, cho nên để đem đến sự an tâm, an toàn cho khách hàng, thì công ty phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm nấm giao tới khách hàng phải là nấm thật sạch và không có bất cứ dị vật nào. Vì vậy mà chúng tôi phải luôn ý thức trách nhiệm của mình và tuân thủ nghiêm ngặt quy định vệ sinh của công ty.


Sau khi tới Nhật, cuối cùng tôi cũng đã nghiệm ra, tại sao mà người Nhật lại đem chai nước uống dở của mình về mà không để lại, bởi họ coi trọng tất cả mọi thứ, họ luôn ý thức vì khách hàng và tôi cũng học được cách đem lại niềm tin cho nhau. 


Khi về Việt Nam, tôi sẽ đem những điều hay tôi đã học được từ Nhật Bản để ứng dụng và phát huy trong công việc và cuộc sống tại Việt Nam, tôi sẽ nói cho nhiều người Việt Nam biết về những điều hay tôi đã học được từ người Nhật”.

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này