scroll top
Tin này thuộc chuyên mục: Thông tin Nhật Bản
Nhật Bản - Thị trường ‘khó tính‘ nhưng nhiều tiềm năng
03/04/2014
1158
Nhật Bản là đối tác thương mại hàng đầu và là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường này có tiêu chuẩn khắt khe, hệ thống phân phối phức tạp, chi phí xúc tiến thương mại cao nên để đạt được hiệu quả đàm phán và tiết kiệm chi phí DN cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.


Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia cho biết 27/3. 


Hội thảo Xúc tiến thương mại thị trường Châu Á – Cơ hội cho DN Việt Nam tại Nhật BảnPhát biểu tại hội thảo "Xúc tiến thương mại thị trường Châu Á – Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản” do Bộ Công thương tổ chức, ông Đỗ Kim Lang, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) cho biết, Nhật Bản hiện đang dẫn đầu về đầu tư nước ngoài cũng như cung cấp ODA cho Việt Nam. Tính đến tháng 2/2014, Nhật Bản có 2.209 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn 35,1 tỷ USD. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đã ký kết 2,4 tỷ USD và giải ngân 1,6 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam.

Năm 2013, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản xếp thứ 4 trong các thị trường mà Việt Nam xuất nhập khẩu hàng hóa với xuất khẩu đạt 13,6 tỷ USD, nhập khẩu đạt 11,6 tỷ USD. Các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản là hàng dệt may, dầu thô, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, hàng thủy sản, gỗ, sản phẩm từ chất dẻo, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện…

“Tuy nhiên, Nhật Bản là quốc gia có tiêu chuẩn công nghiệp và nông nghiệp đặc thù riêng, hệ thống phân phối phức tạp, chi phí xúc tiến thương mại, điều tra thị trường cao; rào cản kỹ thuật đối với hàng thực phẩm khắt khe như quy định giới hạn lượng hóa chất trong từng sản phẩm nông nghiệp; thị hiếu người tiêu dùng tại đây luôn thay đổi”..., ông Lang nhấn mạnh.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia tại hội thảo, để phát triển bền vững tại thị trường tiềm năng này, DN cần tìm hiểu thấu đáo về văn hóa, tập quán kinh doanh, quy định, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và thực tế kiểm dịch của họ. Đặc biệt, DN cần chuẩn bị kỹ các thông tin khách hàng để đạt được hiệu quả đàm phán và tiết kiệm chi phí.

Bên cạnh đó, DN cần chủ động và linh hoạt tận dụng các kênh hỗ trợ từ phía Bộ Công thương, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, JETRO, Trung tâm ASEAN – Nhật Bản và khai thác triệt để cơ hội từ Hiệp định song phương, đa phương giữa hai nước như Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định tự do song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA)...

Theo juach.vn

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này