scroll top
Tin này thuộc chuyên mục: Thông tin Nhật Bản
Nhật Bản tiếp tục chiến thắng Giải thưởng thiết kế Pritzker 2014
01/04/2014
1153
Kiến trúc sư Shigeru Ban vừa trở thành người Nhật Bản thứ 2 liên tiếp trong 5 năm vinh dự nhận giải thưởng dành cho các kiến trúc Pritzker Award 2014. Đây là giải thưởng của Quỹ Hyatt, dòng họ sở hữu chuỗi các khách sạn Hyatt trên toàn thế giới.

 

 Thiết kế của kiến trúc sư người Nhật Bản đoạt giải thưởng Pritzker 2014 trị giá 100.000 USD do Hyatt Foundation tổ chức và thực hiện

Pritzker Award là giải thưởng lấy tên từ dòng họ Pritzker hiện vẫn đang sở hữu các khách sạn Hyatt trên khắp thế giới. Từ năm 1922, giải thưởng này đã trao cho các thành tựu về Khoa học, Y tế, Văn hóa, Giáo dục. Đến năm 1978, khi thiết kế khách sạn Hyatt tại Chicago trở thành biểu tượng về kiến trúc, dòng họ này đã có thêm giải thưởng Pritzker dành cho các công trình kiến trúc.

Người đoạt giải của giải thưởng Pritzker Kiến trúc nhận được một khoản trợ cấp 100.000 USD và một giấy chứng nhận chính thức. Từ năm 1987, người đoạt giải có thêm một huy chương đồng.

Năm nay là năm thứ hai liên tiếp trong vòng 5 năm trở lại đây, các kiến trúc sư Nhật Bản đã đoạt giải  Pritzker về kiến trúc. Kiến trúc sư Shigeru Ban, 56 tuổi , nổi tiếng với các thiết kế hiện đại và thoáng mát cũng như những nỗ lực dành cho nhân đạo đi cùng tính ứng dụng đã chiến thắng giải thưởng Pritzker năm 2014.

 

 Nhà thờ có trần làm từ vật liệu nhẹ và vật liệu tái chế

 Thiết kế mắt cáo thông thoáng khí và tiết kiệm điện

 Nhà cho người tị nạn và nạn nhân mất nhà vì thiên tai

Kiến trúc sư Shigeru Ban hướng dẫn người dân làm nhà vật liệu nhẹ và tái chế

Thiết kế tiện lợi về kinh tế và thông thoáng đã thể hiện qua kiến trúc Bảo tàng Trung tâm Pompidou ở Metz  - Pháp. Kiến trúc này sử dụng lưới mắt cáo để hỗ trợ xây dựng các mái nhà từ các vật liệu có nguồn gốc tại địa phương.

Trong một tuyên bố do Chủ tịch ban giám khảo Pritzker, ông Peter Palumbo phát biểu: "Thiết kế của Shigeru Ban là dựa vào thiên nhiên, hoàn toàn phù hợp trong những điều kiện tối thiểu nhất vì ít tiêu tốn điện, rất thích hợp với những người vô gia cư hoặc làm nơi trú ẩn cho người dân bị mất nhà do thiên tai".

Sự khéo léo trong các kiến trúc của Ban có ảnh hưởng đặc biệt bởi sự đơn giản và mộc mạc của tinh thần Nhật Bản. Ông đã thiết kế nơi trú ẩn có chi phí thấp được làm từ vật liệu tái chế như ống giấy cho những người tị nạn của cuộc xung đột năm 1994 tại Rwanda, những người bị ảnh hưởng bởi trận động đất năm 1995 tại Nhật Bản.

Theo congluan.vn

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này